Bảo đảm an ninh kinh tế phải gắn liền phòng chống tham nhũng, tiêu cực
SGGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh công tác bảo đảm an ninh kinh tế phải gắn liền với bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ cán bộ, bảo vệ đảng viên, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, bảo đảm ANKT phải gắn liền với bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ cán bộ, bảo vệ đảng viên, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Ảnh: VGP
Ngày 25-5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo an ninh kinh tế giai đoạn 2009 - 2016 và triển khai Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 5-1-2017 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm bảo đảm an ninh kinh tế trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh công tác bảo đảm an ninh kinh tế phải gắn liền với bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ cán bộ, bảo vệ đảng viên, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp hình với các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: VGP
Lực lượng Công an phải làm tốt công tác nắm tình hình, nhận diện mối đe dọa, các nguy cơ gây phương hại đến nền kinh tế, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp công tác Công an góp phần bảo vệ kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết của Chính phủ. Làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, không để sơ hở, thiếu sót. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương phải trực tiếp, thường xuyên chỉ đạo việc triển khai thực hiện các mặt công tác Công an bảo đảm an ninh kinh tế theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị, góp phần đưa Chỉ thị này của Đảng thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo sự chuyển biến rõ nét, mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973 – 27-1-2023), nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo SGGP về ý nghĩa lịch sử cũng như bài học kinh nghiệm quý báu đối với ngoại giao Việt Nam qua thắng lợi trong đàm phán để đi đến ký kết hiệp định này.
Chiều 13-1, Quận ủy Quận 11 (TPHCM) đã tổ chức trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng tại nhà riêng cho đồng chí Hồ Trung Ái, thuộc Đảng bộ phường 5, quận 11. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Trương Quốc Lâm, Bí thư Quận ủy Quận 11.
Chiều 18-1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Bồ Đào Nha Joao Gomes Cravinho nhân dịp thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 đến 19-1.
Cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại nhà giàn DK1, chiến sĩ tàu ngầm 187 Bà Rịa - Vũng Tàu được chi mức 3 triệu đồng/người, và gia đình có các chiến sĩ đi làm nhiệm vụ trực tết tại các nhà giàn cũng được trợ cấp 1,3 triệu đồng/trường hợp
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc cho thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. Theo Điều 93 của Hiến pháp 2013, trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Trong năm 2023, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt Đề án 06) sẽ cung cấp thêm nhiều tiện ích, dịch vụ giúp cuộc sống người dân, cơ quan, doanh nghiệp trở nên tiện lợi hơn.
Những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào đợt vận động bầu cử. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM khẳng định, MTTQ các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để các ứng viên có cơ hội được trình bày chương trình hành động của mình. Qua đó, cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng.
Trong suốt thời gian từ ngày 25-1 đến ngày 1-2-2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐSCVN) đã diễn ra thành công tốt đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu tại kỳ Đại hội này. Đây là dấu mốc ý nghĩa và quan trọng trong lịch sử và sự phát triển đất nước, thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng.
Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, người đảng viên, nhiều đại biểu đều khẳng định sẽ quyết tâm đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
LTS: Sáng 1-2, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã bế mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn quan trọng bế mạc Đại hội. Báo Sài Gòn Giải Phóng trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn.