Theo Bộ GTVT, tuyến đường Vành đai 3 TPHCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011. Theo quy hoạch, tuyến đường này cần phải hoàn thành xây dựng trước năm 2020, nhưng đến nay mới chỉ có 16,3/89km trên địa phận tỉnh Bình Dương được đưa vào khai thác với quy mô 6 làn xe.
Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng về phương án triển khai dự án, tuy nhiên đến nay chưa thu xếp được nguồn vốn. Bộ GTVT đã cập nhật giá trị tổng mức đầu tư, chi phí xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng trên từng địa phận các địa phương.
Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đề nghị các địa phương liên quan có ý kiến về khả năng đảm nhận đầu tư các đoạn Vành đai 3 trên địa phận của mình. Trường hợp địa phương đảm nhận đầu tư, Bộ GTVT đề nghị địa phương đề xuất cơ chế thực hiện, ví dụ khai thác quỹ đất hai bên tuyến, hỗ trợ của trung ương nếu cần. Trường hợp Bộ GTVT chủ trì đảm nhận, đề nghị các địa phương có ý kiến về khả năng chịu toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng.
Theo tính toán của Bộ GTVT, tổng kinh phí để đầu tư hoàn thiện toàn bộ tuyến Vành đai 3 TPHCM cần khoảng 60.024 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 32.700 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 27.300 tỷ đồng.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
9 dự án giao thông chậm tiến độ giải ngân
-
Thị trường hàng không quốc tế phục hồi chậm
-
TPHCM: Các trạm thu phí hoàn chỉnh thu tự động
-
Cần Thơ: Cầu Trần Hoàng Na chậm tiến độ thực hiện 1 năm
-
Đề nghị điều chỉnh lùi kế hoạch khởi công dự án xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Côn Đảo
-
Hà Tĩnh: Tuyến huyện lộ 6 lên biên giới xuống cấp nghiêm trọng
-
Tăng tốc dự án đường Hồ Chí Minh
-
Bộ GTVT yêu cầu đấu thầu qua mạng toàn bộ các gói thầu sử dụng vốn trong nước
-
Hành khách hốt hoảng vì tàu Cát Linh- Hà Đông dừng đột ngột giữa mưa lớn
-
“Hố tử thần” xuất hiện giữa giao lộ tại TP Thủ Đức