Các tôn giáo chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu

Báo SGGP đã có trao đổi với ông Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam về vấn đề liên quan.
Các tôn giáo chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu
LTS: Trong khi hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) đang diễn ra tại Paris (Pháp), trong 2 ngày 2 và 3-12, tại TP Huế, lần đầu tiên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị “Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” nhằm tăng cường đoàn kết giữa các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại diện lãnh đạo 40 tổ chức tôn giáo tại Việt Nam và đại diện 20 quốc gia có cùng quan tâm đến vấn đề chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu sẽ tham dự.

Báo SGGP đã có trao đổi với ông Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam về vấn đề liên quan.

*Phóng viên: Sau hội nghị “Phát huy vai trò của các tôn giáo trong phòng chống HIV/AIDS” năm 2006, đây là lần đầu tiên MTTQ Việt Nam  tổ chức hội nghị phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phải chăng mặt trận nhận thấy vấn đề biến đổi khí hậu đang trở lên bức thiết với các tầng lớp nhân dân?

Các tôn giáo chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu ảnh 1

*Ông Lê Bá Trình: Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề, nhiệm vụ  vừa cấp bách, vừa chiến lược hiện nay của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam chúng ta là một trong 5 nước chịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nếu không có sự chung tay, góp sức của  nhân dân cùng với những giải pháp về kỹ thuật, kinh tế, hợp tác quốc tế thì chắc chắn không thể đạt được được những mục tiêu, giải pháp về thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu  mà chúng ta đã đặt ra.

Vừa qua, 40 tổ chức tôn giáo của 14 tôn giáo ở nước ta đều bày tỏ sự hưởng ứng và đồng thuận rất cao, mong muốn cùng với các tầng lớp nhân dân đóng góp sức mình cùng Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, là vấn đề cấp bách của đất nước hiện nay. Lần này, 14 tôn giáo sẽ đưa ra những thông điệp của tôn giáo mình, đồng thời sẽ có một bản cam kết chung của các tôn giáo về tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, 40 tổ chức tôn giáo cùng với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ quốc Việt Nam và Bộ TN-MT sẽ ký chương trình phối hợp thực hiện bảo vệ môi trường và đối phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 – 2010. Chương trình nhằm làm cho các chức sắc, tín đồ, bà con đồng bào tôn giáo ở địa bàn dân cư nâng cao nhân thức, thay đổi hành vi về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

*Mặt trận kỳ vọng gì vào vai trò các tôn giáo trong thực hiện nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu?

* Đặc điểm của đất nước chúng ta có nhiều dân tộc, tôn giáo với 54 dân tộc anh em, 14 tôn giáo và 40 tổ chức tôn giáo khác nhau. Chúng ta biết rằng, trong giáo luật, giáo lý của mỗi tôn giáo, mặc dù có khác nhau về giáo luật, giáo lý, về cách tu tập. Nhưng đều có một điểm chung là giáo dục chức sắc, tín đồ con người hướng thiện, làm lành tránh dữ, bảo vệ môi trường, môi sinh để tạo dựng một cuộc sống hiện nay và mai sau tốt đẹp. Trong mỗi giáo luật, giáo lý của mỗi tôn giáo đều có những lời răn dạy rất cụ thể để thực hiện điều này. Đây là điểm tương đổng giữa giáo lý, giáo luật các tôn giáo với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Và chúng ta khai thác điểm tương đồng này để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chức sắc tín đồ cũng như các tầng lớp nhân dân- là một lực lượng rất lớn trong khối đại đoàn kết dân tộc.

Mỗi dân tộc, tôn giáo đều có đặc thù riêng của mình nhưng cùng chung một khối đại đoàn kết dân tộc. Sắp tới MTTQ Việt Nam sẽ tập trung vào tính đặc thù của từng dân tộc, từng tôn giáo để có những chương trình phối hợp cùng với các cơ quan chức năng. Làm thế nào để khai thác, phát huy thế mạnh của từng tôn giáo, dân tộc, tạo nên một sức mạnh chung để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên các lĩnh vực kinh tế- văn hóa- xã hội- an ninh- quốc phòng. Đặc biệt là trong bảo đảm độc lập chủ quyền của đất nước và xử lý các vấn đề quan trọng về môi sinh, môi trường, bảo đảm môi trường bền vững.

*Thưa ông, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được xem là mái nhà chung của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo. Trong những năm qua, mặt trận đã có những việc làm gì để thúc đẩy các tôn giáo đoàn kết, hài hòa việc đạo việc đời?

*Với tính chất liên hiệp, tự nguyện của mặt trận, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên luôn thực hiện việc tiếp xúc, gần gũi, đối thoại với các tổ chức tôn giáo. Lắng nghe, tập hợp tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của chức sắc, tín đồ để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền kịp thời giải quyết với yêu cầu vừa bảo đảm thực hiện đúng các quy định của chính sách, pháp luật, vừa đáp ứng nguyện vọng  hợp pháp của đồng bào tôn giáo.

Có thể khẳng định, chúng ta đã tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo mình trong đời sống văn hoá, đạo đức, tinh thần của nhân dân. Những giá trị tốt đẹp đó đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đời sống văn hoá, làm phong phú tinh thần, hạnh phúc của nhân dân. Việc tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động cũng là môi trường điều kiện để các tôn giáo gắn bó, đoàn kết với nhau, đoàn kết giữa những người có tôn giáo và những người không theo tôn giáo.


PHAN THẢO

Tin cùng chuyên mục