Người cao tuổi thường ít vận động vì thế có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh, trong đó bệnh táo bón là một bệnh thường gặp nhất, do cơ thể ít vận động lâu ngày sẽ làm phân tồn trữ lâu ở trực tràng dẫn đến táo bón, bệnh táo bón lâu ngày sẽ gây phồng các tĩnh mạch vùng hậu môn gây nên bệnh trĩ. Vì vậy khi chăm sóc sức khoẻ người già bạn cần chú ý đến các bệnh này, để khắc phục bạn cần cho người già ăn những thức ăn dễ tiêu hoá, việc bổ sung chất xơ nhằm kích thích nhu động ruột là rất cần thiết, không nên ăn quá no, không ăn nhiều mỡ, tốt nhất là nên cho người già ăn nhiều bữa trong ngày. Đặc biệt, người già cần chú ý ăn nhiều rau tươi, quả chín để bổ sung các yếu tố vi lượng và các chất chống ôxy hóa, như ăn cà chua sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ăn bắp cải, súp lơ để chống ung thư bàng quang…. Đồng thời, người cao tuổi cần tăng cường ăn cá để có thêm canxi, phòng xốp và loãng xương. Bổ sung sinh tố và muối khoáng...
Nên khuyến khích người già tập thể dục thường xuyên bằng những bài tập thể dục đơn giản như đi bộ 1-2 tiếng mỗi ngày để phòng chống các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy giảm trí nhớ, rối loạn tuần hoàn não.
Cần đưa người già đi khám định kỳ. Ở những người cao tuổi thì ” ăn ngon, ngủ sâu” là điều quan trọng nhất. Đặc biệt ở người cao tuổi thì uống quan trọng hơn ăn vì để cơ thể không bị thiếu nước và chất điện giải vì vậy món canh trong các bữa ăn hằng ngày là rất cần thiết cho người già. Việc chăm sóc sức khoẻ cho người già rất khó, khi cho người già ăn bạn đừng nên ép người già ăn nhiều, mặc dù đủ chất dinh dưỡng, nên tạo cho người già cảm giác thoải mái khi ăn để họ được ăn ngon miệng hơn.
Khi tuổi càng cao thì hệ miễn dịch thấp và sức khỏe thường giảm sút do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Sự lão hóa xảy ra ở từng tế bào của tất cả cơ quan làm cơ thể suy yếu. Khả năng miễn dịch kém là nguyên nhân khiến các cụ dễ bị nhiễm bệnh, đau ốm. Khi đau ốm, cơ quan tiêu hóa cũng “ốm” theo, vị giác thay đổi, cảm giác nhạt miệng, nên các cụ chán ăn, bỏ bữa cũng là chuyện dễ hiểu. Việc bỏ bữa này khiến cho sức khỏe giảm sút vì không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Để tăng cường sức khỏe, người cao tuổi nên ăn đa dạng, cân đối và hợp lý. Ngoài bữa ăn đa dạng, cân đối, người cao tuổi nên chú ý uống 1-2 ly sữa mỗi ngày phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình để được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường sức khỏe, duy trì sự minh mẫn và hạn chế bệnh tim mạch. Điều quan trọng là chế độ dinh dưỡng này phải được duy trì đều đặn mỗi bữa, mỗi ngày. Ngoài ra, người già cũng nên kết hợp dinh dưỡng hợp lý với thể dục vừa sức để tăng cường sức khỏe hiệu quả.