Cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp trúng đấu giá dự án dự án từ một phiên đấu giá để xử lý nợ xấu của ngân hàng với số tiền gần 1.400 tỷ, nhưng nhiều năm qua dự án vẫn chưa được triển khai. Nguyên nhân là do chính đơn vị bị “phát mãi” dự án để thu hồi nợ phát đơn khởi kiện đơn vị tổ chức đấu giá dẫn đến vụ việc kéo dài nhiều năm nay chưa có hồi kết.

Dự án bỏ hoang nhiều năm
Dự án bỏ hoang nhiều năm

Doanh nghiệp trúng đấu giá dự án dự án từ một phiên đấu giá để xử lý nợ xấu của ngân hàng với số tiền gần 1.400 tỷ, nhưng nhiều năm qua dự án vẫn chưa được triển khai. Nguyên nhân là do chính đơn vị bị “phát mãi” dự án để thu hồi nợ phát đơn khởi kiện đơn vị tổ chức đấu giá dẫn đến vụ việc kéo dài nhiều năm nay chưa có hồi kết.

          Khởi kiện vì giá đất tăng?

          Theo tài liệu, năm 2010 Công ty Thiên Phú có vay 305 tỷ đồng và gần 19.000 lượng vàng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn (Agribank Chợ Lớn) với tổng số tiền đã quy đổi từ vàng là hơn 1,1 ngàn tỷ đồng. Để đảm bảo cho các khoản vay, Công ty Thiên Phú thế chấp Dự án Khu dân cư Hòa Lân với diện tích gần 500.000m². Tuy nhiên, do công ty Thiên Phú gặp khó khăn về tài chính nên ngày 17-4-2015 đã ký biên bản thoả thuận giao tài sản để Agribank Chợ Lớn xử lý thu hồi nợ. Ngày 17-6-2015 Agribank Chợ Lớn ký hợp đồng với công ty CP dịch vụ đấu giá Nam Sài Gòn ở quận 7, TPHCM bán đấu giá toàn bộ quyền sử dụng đất thuộc Dự án KDC Hòa Lân với giá khởi điểm 1.467,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua 12 phiên đấu giá kéo dài từ ngày 9-7-2015 đến 25-5-2017 việc đấu giá mới thành công khi Công ty A Đông Hải (nay là Công ty Kim Oanh) đã trúng đấu giá 1.353 tỷ đồng. Ngoài ra Công ty Kim Oanh còn bỏ chi phí vào dự án này nhiều khoản tiền khác, như thanh toán lãi chậm, chuyển nhượng phần diện tích “da beo” còn lại trong dự án… với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Ngay sau khi trúng đấu giá, Công ty Kim Oanh đã ngay lập tức thực hiện thủ tục đăng ký làm chủ đầu tư dự án với chính quyền địa phương nhưng luôn bị từ chối vì nhiều lý do như: Quy hoạch của khu đất dự án là 55,6ha nhưng Công ty Kim Oanh chỉ trúng đấu giá 49ha nên không đủ điều kiện đăng ký làm chủ đầu tư và yêu cầu Công ty Kim Oanh phải đền bù hết diện tích đất da beo và đất giao thông công cộng còn lại để đủ 55,6ha mới cho phép đăng ký chủ đầu tư dự án. Đúng ra chính quyền địa phương phải cho chủ trương đầu tư dự án thì doanh nghiệp mới có cơ sở để tiến hành đền bù giải phòng mặt bằng. Lý do Công ty Kim Oanh chưa thanh toán đủ tiền trúng đấu giá cho Agribank (trong khi Agribank có văn bản bảo đảm và đề nghị chính quyền địa phương cho Công ty Kim Oanh đăng ký chủ đầu tư vì đây là điều kiện thanh toán trong Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá). Sự chậm trễ chuyển đổi chủ đầu tư cho doanh nghiệp trúng đấu giá theo đúng quy định pháp luật đã tạo điều kiện cho Công ty Thiên Phú tố cáo không có cơ sở đến Thanh tra Bộ Tư pháp. Sau đó chính quyền địa phương yêu cầu phải có kết luận của Thanh tra Bộ Tư pháp mới cho Công ty Kim Oanh đăng ký chủ đầu tư. Tuy nhiên sau khi Thanh tra Bộ Tư pháp có kết luận thanh tra quá trình đấu giá không sai phạm thì Công ty Thiên Phú lại tiếp tục kiện ra Tòa án nhân dân Quận 7 và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong suốt thời gian qua. Chính quyền  tiếp tục yêu cầu phải có kết luận của Tòa án mới cho Công ty Kim Oanh đăng ký chủ đầu tư…

          Theo Đại diện Công ty Kim Oanh, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc công ty Thiên Phú quay lại kiện tụng là do đất của dự án Hòa Lân bất ngờ có giá, vì sau cuộc đấu giá, Thuận An từ thị xã được nâng cấp lên TP thuộc tỉnh, cơn sốt đất “tăng nhiệt”, dự án giao thông lân cận được nhà nước đầu tư tạo thêm giá trị cho dự án. Trước đó Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tư pháp báo cáo kết quả thanh tra vụ bán đấu giá Hòa Lân. Cuối tháng 3/2019, Bộ Tư pháp có báo cáo, khẳng định hàng loạt nội dung tố cáo của công dân với quá trình đấu giá là không có cơ sở xem xét. Kết luận thanh tra cũng không xem xét tới việc hủy kết quả đấu giá. Sau thanh tra, kết quả đấu giá vẫn được công nhận.

          Cần giải quyết dứt điểm

          Vụ việc đã được nhiều cơ quan Trung ương, Chính phủ chỉ đạo giải quyết dứt điểm nhưng đến nay vẫn chưa có hồi kết vì còn phải chờ một phán quyết từ tòa án Quận 7. Ngày 3-7-2020 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã phát đi văn bản số 5386/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc Tập đoàn Kim Oanh có đơn gửi Thủ tướng phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc thực hiện một số dự án của Kim Oanh tại Bình Dương. Chính phủ chuyển những phản ánh, kiến nghị của Kim Oanh đến UBND tỉnh Bình Dương kiểm tra, xem xét, giải quyết, trả lời doanh nghiệp; yêu cầu báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước ngày 30/8/2020. Trước đó, trong đơn cầu cứu gửi Thủ tướng và các cơ quan chức năng Trung ương cũng như địa phương, Kim Oanh nêu lên một số vướng mắc doanh nghiệp này đang gặp phải khi triển khai một số dự án bất động sản tại Bình Dương. Đặc biệt, sau khi mua đấu giá trúng dự án Hòa Lân Kim Oanh bị một số đối tượng có dấu hiệu lợi dụng quyền khiếu kiện, liên tiếp khiếu kiện cản trở việc thực hiện dự án, gây thiệt hại quyền lợi doanh nghiệp; gián tiếp ảnh hưởng môi trường đầu tư kinh doanh, khiến cơ quan Nhà nước tốn công tốn của điều tra xác minh xét xử không cần thiết.

          Đại diện Kim Oanh cho biết, sau khi mua đấu giá trúng, bị khiếu nại, bị khởi kiện, đã nhiều lần tìm đến giám đốc Công ty  Thiên Phú là ông Bùi Thế Sơn để tìm hiểu vấn đề và đã hỗ trợ cho cá nhân này để giải quyết khó khăn, nợ nần. Tuy nhiên qua kiểm tra hồ sơ, phát hiện ông Sơn lừa đảo chiếm đoạt gần 30 tỷ của Kim Oanh trong quá trình chuyển giao dự án Hòa Lân khi kê khống các hộ dân được đền bù để lấy tiền, Kim Oanh làm đơn tố cáo sự việc. Mới đây Bộ Công an đã vào cuộc khởi tố  bắt ông Bùi Thế Sơn về hành vi trên. Theo đại diện Công ty Kim Oanh, vụ việc “lùm xùm” kéo dài thực chất do một số cổ đông mới của Thiên Phú cố tình gây ra nhằm gây khó khăn cho Công ty Kim Oanh cũng như trục lợi từ vụ việc này.

Tin cùng chuyên mục