Cần khắc phục tình trạng “xin” bổ sung dự án luật

Ngày 16-3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 34, thẩm tra báo cáo tổng kết công tác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021; cho ý kiến vào tờ trình của Chính phủ về quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026; thẩm tra tờ trình và đề án của Chính phủ về việc thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu kết luận nội dung thẩm tra Báo cáo tổng kết công tác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: QUOCHOI
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu kết luận nội dung thẩm tra Báo cáo tổng kết công tác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: QUOCHOI

Sau khi nghe báo cáo tổng kết công tác của Chính phủ, các thành viên Ủy ban Pháp luật thống nhất nhận định, Chính phủ đã tích cực, chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước gắn với xây dựng Chính phủ điện tử.

Tuy nhiên, báo cáo cần được bổ sung, làm rõ một số vấn đề, trong đó có nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng “xin” bổ sung dự án luật, nghị quyết, trong khi nhiều dự án có trong chương trình nhưng chưa được chuẩn bị kịp, phải xin lùi thời gian trình hoặc rút dự án. Chính phủ cần bố trí thời gian thỏa đáng để xem xét các dự án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước 2 tháng, nhằm bảo đảm thời gian để các cơ quan soạn thảo hoàn thiện, cơ quan thẩm tra nghiên cứu, đánh giá; bảo đảm chất lượng các dự án trình Quốc hội. 

Tin cùng chuyên mục