“Chế tạo máy đo lực cắn ở người” giành giải nhất cuộc thi iUMP

Trải qua hơn 2 tháng nỗ lực không ngừng, vượt qua hơn 150 ý tưởng từ vòng loại, vòng “INNOVATHON” - Cuộc đua ý tưởng và vòng Đấu trường ý tưởng, 12 đội thi xuất sắc nhất được chọn để tham gia tranh tài tại vòng chung kết.

Trường ĐH Y Dược TPHCM vừa tổ chức vòng chung kết và trao giải cuộc thi iUMP lần 1 năm 2020 với chủ đề “y tế thông minh với cách mạng công nghiệp 4.0”. Đây là sân chơi sáng tạo khởi nghiệp dành cho sinh viên lĩnh vực y tế, được Trường ĐH Y Dược TPHCM phát động vào tháng 8-2020.

“Chế tạo máy đo lực cắn ở người” giành giải nhất cuộc thi iUMP ảnh 1 PGS.TS Trần Diệp Tuấn phát biểu tại chung kết cuộc thi iUMP

Phát biểu tại vòng chung kết cuộc thi, PGS.TS. Trần Diệp Tuấn (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Dược TPHCM) bày tỏ tự hào khi Trường ĐH Y Dược TPHCM có một sân chơi sáng tạo khởi nghiệp về y tế dành cho không chỉ sinh viên trong trường, mà còn là sân chơi cho các đơn vị trường bạn để cùng hỗ trợ nhau và làm nên những ý tưởng xuất sắc. “Nền y tế của Việt Nam hiện nay mở ra cho các bạn rất nhiều cơ hội để tìm kiếm ý tưởng đổi mới sáng tạo. Là những y bác sĩ tương lai, chúng ta phải luôn đặt cho mình những câu hỏi, những thắc mắc để từ đó tìm ra được những giải pháp hữu ích, phục vụ phát triển nền y tế nước nhà cũng như công cuộc chăm sóc sức khỏe cộng đồng”, PGS.TS Trần Diệp Tuấn nhắn nhủ tới các học trò.

“Chế tạo máy đo lực cắn ở người” giành giải nhất cuộc thi iUMP ảnh 2 Sản phẩm "Chế tạo máy đo lực cắn ở người” của đội Rahama56
Trải qua hơn 2 tháng nỗ lực không ngừng, vượt qua hơn 150 ý tưởng từ vòng loại, vòng “INNOVATHON” - Cuộc đua ý tưởng và vòng Đấu trường ý tưởng, 12 đội thi xuất sắc nhất được chọn để tham gia tranh tài tại vòng chung kết.
“Chế tạo máy đo lực cắn ở người” giành giải nhất cuộc thi iUMP ảnh 3 Đội Rahama56 với sản phẩm "Chế tạo máy đo lực cắn ở người” đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi

Sau những giây phút so tài vô cùng sôi nổi, bất ngờ và đầy bứt phá, đội Rahama56 với sản phẩm "Chế tạo máy đo lực cắn ở người” đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi.

Sản phẩm “Gậy đa năng CEMV” của đội Medtech và sản phẩm “Nghiên cứu sản xuất viên nang giảm cân, hạ mỡ từ quả bưởi non” của đội Pomelo Power giành giải nhỉ.

Giải ba thuộc về đội EES với sản phẩm “SIAI - Phần mềm phân tích và dự báo nhu cầu sử dụng thuốc tại khoa dược bệnh viện” và đội Hội Cây Cỏ sạch với sản phẩm “Asco - Nền tảng giúp ngăn ngừa cơn hen cấp”. Dịp này, Ban Tổ chức còn trao 5 giải khuyến khích cho các đội thi.

“Chế tạo máy đo lực cắn ở người” giành giải nhất cuộc thi iUMP ảnh 4 Ban Tổ chức trao giải nhì cho đội Medtech và đội Pomelo Power
“Chế tạo máy đo lực cắn ở người” giành giải nhất cuộc thi iUMP ảnh 5 Đội EES và đội Hội Cây Cỏ sạch giành giải ba

Đặc biệt, đội EES với sản phẩm “SIAI - Phần mềm phân tích và dự báo nhu cầu sử dụng thuốc tại khoa dược bệnh viện” đã xuất sắc nhận được học bổng "Study Trip to Korea" dành cho 2 người trị giá 40 triệu đồng (bao gồm tiền vé máy bay, ăn, khách sạn và gặp gỡ học hỏi các công ty khởi nghiệp về Kỹ thuật y sinh và Y dược học tại Hàn Quốc).

“Chế tạo máy đo lực cắn ở người” giành giải nhất cuộc thi iUMP ảnh 6 12 đội lọt vào vòng chung kết cuộc thi iUMP lần 1 - năm 2020

Ngoài ra, 12 đội lọt vào vòng chung kết còn được tham gia cuộc thi đổi mới sáng tạo năm 2020 do Đại học NCKU - Đài Loan tổ chức. Trường ĐH Y Dược TPHCM cũng hỗ trợ các đội nhất, nhì, ba đăng ký bảo hộ, đăng ký sở hữu trí tuệ và tìm kiếm hỗ trợ liên kết thực hiện ý tưởng.

Hiện Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đang duyệt 2 ý tưởng xuất sắc nhất để đại diện Trường Đại học Y Dược TPHCM tham dự cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2020 do Bộ tổ chức.

Tin cùng chuyên mục