Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16-7-2021. Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, cùng với việc cập nhật nội dung của các văn bản: luật, nghị định, pháp lệnh người có công đã có hiệu lực, thống nhất các văn bản thuật ngữ, quy chế có một số điểm mới thay đổi so với năm 2020.
Cụ thể, bổ sung phương thức thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng xét tuyển sinh ĐH-CĐ bằng hình thức trực tuyến. Sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần (so với năm 2020 thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần).
Thông tư cũng quy định chặt chẽ hơn về việc UBND các địa phương khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ đặt hàng đào tạo nhân lực cho tỉnh, đối tượng là học sinh các vùng trên.
Đồng thời quy định cụ thể việc các trường ĐH-CĐ, ngoài giấy chứng nhận kết quả thi THPT, không được dùng bất cứ hình thức nào khác để thay thế giấy chứng nhận xác định nhập học.
Bên cạnh đó, chế độ báo cáo kết quả tuyển sinh của năm được quy định tại công văn hướng dẫn nhằm khắc phục diễn biến bất ngờ của dịch Covid-19. Đồng thời cập nhật các đối tượng thuộc diện ưu tiên.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Chỉ đạo xử lý vụ nghi bạo lực học đường tại một trường quốc tế ở TPHCM
-
Thi tốt nghiệp THPT 2022: Bảo đảm quyền lợi tối đa cho thí sinh nếu có tình huống bất khả kháng
-
Du học nhưng không phải để học
-
50 tỷ đồng cho chương trình Hành động vì một tương lai bền vững
-
Học bổng “Tiếp sức mùa thi” năm 2022
-
Trường Đại học Trà Vinh có tân hiệu trưởng
-
TPHCM: Gần 12.000 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi tuyển sinh lớp 10
-
Phát phiếu khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa từ ngày 7 đến 10-6
-
Sở GD-ĐT TPHCM kiến nghị quy định thống nhất về tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia
-
Tăng học phí song hành hỗ trợ người học