Chỉ thị của Thủ tướng về đổi mới quản lý giáo dục đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo

(SGGP).- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Chỉ thị số 296/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học (GDĐH) giai đoạn 2010-2012. Theo đó, các cấp các ngành cần quán triệt nhận thức phát triển quy mô GDĐH phải đi đôi với đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo và kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo.

Ngoài ra, phải xem việc đổi mới quản lý GDĐH bao gồm quản lý nhà nước về GDĐH và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo sự đổi mới toàn diện của GDĐH, từ đó bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững.

Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT tham mưu cho Chính phủ phân công, phân cấp quản lý các trường ĐH-CĐ theo hướng làm rõ trách nhiệm quản lý giữa Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành quản lý trường và UBND các tỉnh, TP. Bộ GD-ĐT kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các cam kết của các trường ĐH-CĐ trong đề án thành lập trường về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chương trình, giáo trình nhằm bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Bộ GD-ĐT cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT hướng dẫn và kiểm tra các trường áp dụng mức trần học phí mới theo hướng tăng học phí phải gắn liền với các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo.

Các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh thành phối hợp chặt chẽ với Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện chương trình hành động về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012; thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về GDĐH theo phân cấp của Thủ tướng.

P. THẢO

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Căng thẳng kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Căng thẳng kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Hôm nay (5-6), hơn 96.000 học sinh lớp 9 trên địa bàn TPHCM bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2023-2024. Trong ngày đầu tiên làm thủ tục, thí sinh được nghe phổ biến quy chế thi, đính chính sai sót thông tin (nếu có).

Hướng nghiệp - tuyển sinh

Muốn làm giáo viên dạy Sử, cần chứng chỉ gì?

Con tôi muốn theo học ngành Lịch sử của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM). Sau khi ra trường, cháu muốn làm giáo viên thì cần thêm những chứng chỉ đào tạo gì? (MINH LONG, 52 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TPHCM)

Giáo dục hội nhập

Đại học Quốc gia TPHCM: Đẩy mạnh chuyển đổi số

Năm 2023, Đại học Quốc gia TPHCM xác định ưu tiên nguồn lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác đào tạo, khoa học - công nghệ. Đại học này tiếp tục xây dựng bài giảng số cho các môn chung và 20-30 môn học/học phần tại các đơn vị thành viên.

Giải thưởng Võ Trường Toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng Nguyễn Văn Hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng Tôn Đức Thắng

Viết những ước mơ

Trong hàng ngàn sáng kiến, cải tiến được ứng dụng vào thực tiễn do những công nhân, kỹ sư đoạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng thực hiện, có không ít nỗ lực của các nữ công nhân, nữ kỹ sư ngày đêm cần mẫn tìm tòi, nghiên cứu. Nhiều sản phẩm, ý tưởng của các chị được ứng dụng vào thực tiễn, không chỉ mang lại giá trị cho đơn vị mà còn nâng tầm sản phẩm Việt.