Chụp được hình ảnh X quang của một nguyên tử

Nhóm nhà khoa học Mỹ đến từ Đại học Ohio và Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne lần đầu tiên chụp được hình ảnh X quang của một nguyên tử (ảnh). Kỹ thuật chụp này mang đến một góc nhìn khác về vật chất ở cấp độ nhỏ nhất.
Chụp được hình ảnh X quang của một nguyên tử

Nhóm nhà khoa học trên cho rằng, X quang là một phương pháp thích hợp để thăm dò đặc tính của nguyên tử do sự phân bố bước sóng tia X tương đương với kích thước của nguyên tử.

Họ phát hiện một vài loại tia X khác nhau có thể sử dụng được để kết hợp thành tia X synchrotron, cho phép các electron gia tốc theo một đường tròn cho đến khi chúng phát sáng dưới với một kỹ thuật hiển vi được gọi là kính hiển vi quét xuyên hầm.

Kỹ thuật này không chỉ giúp các nhà nghiên cứu chụp được hình ảnh tia X đầu tiên của một nguyên tử riêng rẽ mà còn chụp được với độ chi tiết cao, nhờ đó giới khoa học có cái nhìn chính xác về hình dạng của một nguyên tử đơn lẻ nếu phóng to hình ảnh những hạt siêu nhỏ vốn là thành phần cấu tạo nên vũ trụ này.

Tin cùng chuyên mục