Cụ thể, GDP theo giá so sánh của Việt Nam dự kiến tăng 6,8% trong năm nay (cao hơn so với 6,5% từ lần dự báo trước đó); trong khi tăng trưởng ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến chững nhẹ, chỉ đạt 6,3%. Định chế tài chính này cũng nhận định, triển vọng trung hạn của Việt Nam tiếp tục cải thiện kể từ lần ban hành báo cáo trước vào tháng 12-2017. Nợ công đã có dấu hiệu ổn định lại từ năm 2017, với tổng bội chi ngân sách ước tính sơ bộ ở mức 4,5% GDP. Tỷ lệ nợ công trên GDP giảm còn 61,4% năm 2017 so với 63,6% năm 2016… Còn theo thông tin chính thức vừa được Tổng cục Hải quan chốt lại, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam vào nửa cuối tháng 5 đã có sự đảo chiều, đạt mức thặng dư 0,34 tỷ USD và nhờ đó thặng dư cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt mức 2,67 tỷ USD. Đây cũng là một chỉ dấu quan trọng khẳng định đà đi lên của nền kinh tế.
“Điều kiện kinh tế thuận lợi như hiện nay, với tăng trưởng cao và lạm phát thấp, đang là cơ hội đặc biệt để Việt Nam đẩy mạnh cải cách”, ông Sebastian Eckardt, nhà Kinh tế trưởng của WB, nhấn mạnh tại buổi công bố báo cáo.
“Điều kiện kinh tế thuận lợi như hiện nay, với tăng trưởng cao và lạm phát thấp, đang là cơ hội đặc biệt để Việt Nam đẩy mạnh cải cách”, ông Sebastian Eckardt, nhà Kinh tế trưởng của WB, nhấn mạnh tại buổi công bố báo cáo.
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ông nhìn thấy “khí thế mới trong phát triển”, nhất là với việc nhiều địa phương năng nổ, chủ động tìm kiếm, khơi dậy nguồn lực phát triển, sôi nổi thi đua sản xuất kinh doanh… Chính phủ đang thực hiện đúng cam kết cắt giảm các thủ tục và điều kiện kinh doanh, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động doanh nghiệp (DN). Sau Nghị quyết số 19/NQ-CP (về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo), mới đây, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV). Chỉ thị nêu rõ, các bộ, ngành phải nhanh chóng xác định mục tiêu, đối tượng, trọng tâm hỗ trợ để xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV theo quy định của luật. Bên cạnh đó, sẽ bố trí nguồn kinh phí thường xuyên thực hiện các nội dung, đề án hỗ trợ DNNVV theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước…
Trong một nỗ lực mạnh mẽ chung tay cùng Chính phủ, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XIV, một nghị quyết quan trọng vừa được cơ quan lập pháp thông qua sau khi đã tiến hành giám sát tối cao. Đó là nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại DN và cổ phần hóa DN Nhà nước.
Theo đó, chậm nhất tháng 5-2019, bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh đối với DN Nhà nước sẽ ra đời để chấm điểm chính xác hoạt động của DN, từ đó đến năm 2020, xử lý dứt điểm các DN vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản Nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Nghị quyết cũng đặt ra yêu cầu quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của DN nhà nước, nhất là việc vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong và ngoài nước, nguồn vốn mua bán, sáp nhập DN; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh của Chính phủ đối với DN nhà nước…
Trong khi đang hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để thực hiện cải cách, tạo nền tảng quan trọng cho kinh tế Việt Nam phát huy đà tăng trưởng đang sẵn có, vẫn có những rủi ro nhất định. Đó là chi phí hoạt động của khu vực tư nhân còn cao, nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ sở hạ tầng còn xa mới đáp ứng được nhu cầu, năng suất của khu vực DN Nhà nước rất chậm cải thiện. Vẫn chưa thể thực sự yên tâm trước khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những cú sốc có thể đến trong tương lai. Thêm vào đó, những bất ổn ở một số địa phương đã xuất hiện, cần được xử lý khôn khéo, linh hoạt. Tại cuộc hội thảo về lao động trong khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài ngày 19-6, thông tin đáng mừng được đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra: tình trạng nhiều công nhân ở các địa phương tụ tập, ngừng lao động diễn ra từ đầu tháng 6 đến nay cơ bản đã chấm dứt. Hầu hết người lao động bị xúi giục tham gia tụ tập, ngừng việc đã đi làm trở lại…
Có thể thấy, đà tăng trưởng của nền kinh tế - như giới nghiên cứu quốc tế đã khẳng định - là rất lạc quan. Nhưng yếu tố vô cùng quan trọng quyết định việc nền kinh tế tiếp tục đi lên hay chững lại, thậm chí thụt lùi, là sự đồng tâm, đồng lòng của cả nước nói chung và cộng đồng người lao động nói riêng.
Trong một nỗ lực mạnh mẽ chung tay cùng Chính phủ, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XIV, một nghị quyết quan trọng vừa được cơ quan lập pháp thông qua sau khi đã tiến hành giám sát tối cao. Đó là nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại DN và cổ phần hóa DN Nhà nước.
Theo đó, chậm nhất tháng 5-2019, bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh đối với DN Nhà nước sẽ ra đời để chấm điểm chính xác hoạt động của DN, từ đó đến năm 2020, xử lý dứt điểm các DN vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản Nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Nghị quyết cũng đặt ra yêu cầu quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của DN nhà nước, nhất là việc vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong và ngoài nước, nguồn vốn mua bán, sáp nhập DN; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh của Chính phủ đối với DN nhà nước…
Trong khi đang hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để thực hiện cải cách, tạo nền tảng quan trọng cho kinh tế Việt Nam phát huy đà tăng trưởng đang sẵn có, vẫn có những rủi ro nhất định. Đó là chi phí hoạt động của khu vực tư nhân còn cao, nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ sở hạ tầng còn xa mới đáp ứng được nhu cầu, năng suất của khu vực DN Nhà nước rất chậm cải thiện. Vẫn chưa thể thực sự yên tâm trước khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những cú sốc có thể đến trong tương lai. Thêm vào đó, những bất ổn ở một số địa phương đã xuất hiện, cần được xử lý khôn khéo, linh hoạt. Tại cuộc hội thảo về lao động trong khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài ngày 19-6, thông tin đáng mừng được đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra: tình trạng nhiều công nhân ở các địa phương tụ tập, ngừng lao động diễn ra từ đầu tháng 6 đến nay cơ bản đã chấm dứt. Hầu hết người lao động bị xúi giục tham gia tụ tập, ngừng việc đã đi làm trở lại…
Có thể thấy, đà tăng trưởng của nền kinh tế - như giới nghiên cứu quốc tế đã khẳng định - là rất lạc quan. Nhưng yếu tố vô cùng quan trọng quyết định việc nền kinh tế tiếp tục đi lên hay chững lại, thậm chí thụt lùi, là sự đồng tâm, đồng lòng của cả nước nói chung và cộng đồng người lao động nói riêng.