Do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, biển động mạnh, Ban Quản lý cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) phải tạm ngưng hoạt động các tuyến vận tải biển kể cả các tàu hàng hóa ở tuyến Sa Kỳ-Lý Sơn và ngược lại. Huyện đảo Lý Sơn bị cô lập với hơn 4.000 hộ dân.
Mưa lớn kéo dài từ ngày 4-12 đến nay khiến tuyến đường bê tông vào thôn Krầy, xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi bị xói mòn nghiêm trọng, gây cô lập hơn 165 hộ dân, 600 nhân khẩu, nhiều học sinh không thể đến trường.
Nhiều ngày nay, người dân ở “ốc đảo” giữa dòng sông Trà Khúc, thuộc thôn Ân Phú và xóm Tân Lập, thôn Ngọc Thạch, xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi đã làm cầu tạm bắc qua sông để đi lại.
Ngày 14-10, ông Ngô Tấn Lạc, Chủ tịch UBND xã Trà Cang (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn xã vừa có một vụ sạt lở núi khiến tuyến độc đạo bị vùi lấp, 450 hộ dân của xã bị cô lập.
Sáng 8-10, UBND xã Thượng Hóa, huyện rẻo cao Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) cho biết, đường vào đồng bào Rục đang bị sạt lở nghiêm trọng với hàng chục tấn đá từ hai bên mái núi rơi xuống, cô lập khoảng 800 người dân và Đồn Biên phòng Cà Xèng với bên ngoài.
Trưa 1-10, ông Bhling Mia, Bí thư Huyện ủy Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) cho biết, tuyến đường ĐT 606 bị sạt lở đất, đá tràn xuống mặt đường dài gần 10m, khiến cô lập 4 xã vùng cao biên giới.
Sông Trà Khúc dâng cao đã gây ngập tuyến đường duy nhất nối qua sông vào xóm Tân Lập (thôn Ngọc Thạch) và thôn Ân Phú (xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi) khiến 350 hộ dân bị cô lập.
Tháng 11-2020, nhiều điểm sạt lở núi, nước lũ chảy xiết uy hiếp toàn bộ 34 hộ dân cư ngụ tại bản Sắt (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), khiến đồng bào Vân Kiều nơi đây luôn thấp thỏm bị đe dọa.
Suốt hơn 1 tháng qua, người dân thôn Ân Phú (xã Tịnh An, TP Quảng Ngĩa) bị cô lập do tuyến đường huyết mạch băng qua sông Trà Khúc vào thôn Ân Phú bị sạt lở...
Mưa lũ đã gây ngập lụt trên 1.200 nhà dân, khiến 1 người phụ nữ làm rẫy bị cuốn tử vong, hàng ngàn mét đường giao thông, bờ sông, kênh mương…bị lũ tàn phá.
Chiều 29-11, hàng ngàn hộ dân các xã cánh Bắc huyện Hoài Ân và nhiều xã vùng hạ du sông Kôn thuộc các huyện Tuy Phước, Phù Cát, thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã bị nước lũ cô lập, nhiều vùng ngập sâu trên 1 mét nước.
Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia thông tin, ngày 11-11 xuất hiện một rãnh áp thấp có trục ở khoảng 4-7 độ vĩ Bắc; trong khi từ ngày 12-11, không khí lạnh ở phía Bắc tăng cường xuống phía Nam.
Sáng 10-11, Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Ba Tơ thông tin, do mưa lớn đã làm chia cắt một số vùng. Trong đó, xã Ba Điền (huyện Ba Tơ) bị cô lập toàn xã do đường tỉnh ĐT 624 nối Trung tâm xã Ba Điền bị hư hỏng nghiêm trọng.
Chiều 18-11, ông Văn Anh Tuấn, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Nam cho biết, tuyến đường DH1 từ xã Phước Kim đi đến xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã thông tuyến.
Sau 3 tiếng nổ, đất đá cây cối cuồn cuộn đổ về dòng suối nhỏ Đăk Ba Sao. Vụ việc kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, làm toàn bộ hệ thống giao thông tại xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam bị đứt gãy, trường học hư hỏng, hàng chục ngôi nhà cùng tài sản bị cuốn trôi.
Sáng 8-11, phóng viên báo SGGP cùng đoàn kiểm tra của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cắt rừng đi hơn 4 giờ để tiếp cận xã Phước Lộc, nơi đã bị cô lập hơn 10 ngày qua. Địa phương này có 13 người chết và mất tích, hàng chục căn nhà bị vùi lấp.
Sáng 6-11, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam xảy ra mưa lớn, nước trên đầu nguồn xuống ngày càng nhiều kèm theo bùn đất. Tại thôn 2, một cơn lũ ống vừa đổ xuống bất ngờ khiến người dân tháo chạy. Lo sạt lở lũ quét nguy hiểm đến tính mạng người dân, UBND xã Phước Thành tức tốc di dời toàn bộ người dân về UBND xã tránh trú.
Trao đổi với phóng viên báo SGGP, ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện Phước Sơn cho biết, trong ngày hôm nay 31-10, sẽ đưa toàn bộ công nhân nhà máy thuỷ điện Đăk Mi 2 ra ngoài.
Nhiều ngày qua, do tình hình mưa lũ phức tạp, tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây bị sạt lở nghiêm trọng khiến 2 xã Hướng Việt, Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bị cô lập hoàn toàn. Lực lượng chức năng đã sử dụng trực thăng thả hàng cứu trợ cho người dân nơi đây.
Chiều 14-10, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, lực lượng cứu hộ đã khôi phục kết nối liên lạc với thủy điện A Lin B2; hiện toàn bộ 14 công nhân của thủy điện A Lin B2 đều an toàn.