Cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ công nghệ

Trong một chiều cuối tháng 10-2019, hơn 50 bạn trẻ, là những sinh viên, học sinh và có cả kỹ sư công nghệ đã hội ngộ về văn phòng Công ty Microsoft Việt Nam tại TPHCM để tham dự cuộc thi AI For Accessibility Hackathon. Mục tiêu của các bạn trẻ là tìm ra những giải pháp tốt hơn nhằm trợ giúp người khuyết tật hòa nhập cuộc sống.

Trong nhiều năm qua, Microsoft đã luôn luôn đề cao các hoạt động đào tạo giảng dạy và nâng cao kỹ năng cho thế hệ tương lai, để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số hóa.
Trong nhiều năm qua, Microsoft đã luôn luôn đề cao các hoạt động đào tạo giảng dạy và nâng cao kỹ năng cho thế hệ tương lai, để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số hóa.

Cuộc thi xuất phát từ ý tưởng hình thành sản phẩm công nghệ phải đảm bảo 5 tiêu chí: xác định đối tượng và rào cản cụ thể, đáp ứng nhu cầu rõ ràng, sự sáng tạo, yếu tố AI và khả năng triển khai trên diện rộng. Qua hơn 4 giờ miệt mài lập trình để biến ý tưởng thành những sản phẩm công nghệ mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn, ban giám khảo đã chọn ra 3 ý tưởng phù hợp nhất với tiêu chí của chương trình. 

Smile (đội MTI Technology) là giáo trình dạy và học ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ khiếm thính, với các cấp bậc từ đơn giản đến phức tạp. Giải pháp D.Map (Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD) sử dụng khả năng nhận biết và phân tích hình ảnh, video từ nhiều nguồn khác nhau (dữ liệu chia sẻ từ người dùng, dữ liệu hình ảnh và video từ camera của thành phố, tòa nhà) để đưa ra những thông tin cần thiết, giúp người khuyết tật nhận biết và đánh giá khả năng tiếp cận của các tuyến đường, tòa nhà hoặc các nơi công cộng khác.

Còn Smart Eye (đội SaigonThink) là ý tưởng tích hợp các tính năng nhận diện vật thể, chữ viết, khuôn mặt, cảnh vật… vào một chiếc kính có kết nối tai nghe dành cho người khiếm thị. 

Đội D.Map đến từ Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD tham dự cuộc thi AI For Accessibility Hackathon

3 ý tưởng đại diện cho Việt Nam tiếp tục tham dự vòng loại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tại TPHCM, Microsoft Việt Nam đã và đang thực hiện rất nhiều chương trình để người khuyết tật hòa mình vào đời sống tốt hơn nhờ công nghệ, như TS Võ Thị Hoàng Yến, nhà sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và phát triển người khuyết tật DRD, là điển hình. Trải qua những lần bị phân biệt vì khiếm khuyết của cơ thể, chị Hoàng Yến luôn mong ước một xã hội hòa nhập cho người khuyết tật. Chính ước muốn đó trở thành động lực giúp chị sáng lập và vận hành Trung tâm Nghiên cứu và phát triển người khuyết tật DRD, nơi các bạn trẻ khuyết tật có thể cùng gặp gỡ, học tập và giao lưu, cùng xây dựng một thế giới cho tất cả mọi người.

Tại trung tâm này, ứng dụng D.Map được phát triển bởi các bạn trẻ khuyết tật, lần đầu tiên ra mắt vào năm 2016. Ứng dụng này cho phép người khuyết tật định vị và tra cứu thông tin về những địa điểm công cộng, từ đó biết được những nơi đó có thiết kế thân thiện với người khuyết tật hay không, và chủ động lên kế hoạch di chuyển đến những nơi cần đến.

D.Map hiện đang được vận hành trên nền tảng đám mây Azure của Microsoft. Với sự đồng hành và hỗ trợ kỹ thuật cũng như nền tảng của Microsoft, trung tâm DRD còn dự kiến đưa vào những tính năng AI của Azure như nhận diện hình ảnh, nhận diện chữ viết, từ đó mở rộng ứng dụng để có thể phục vụ thêm những người khiếm thị. Chị Hoàng Yến còn kỳ vọng mang ứng dụng này phục vụ cho cộng đồng người khuyết tật ở các nước lân cận…

Tin cùng chuyên mục