Do bệnh nhân còn trẻ, chưa rõ nguyên nhân gây nhồi máu não nên các bác sĩ đã đi tìm nguyên nhân để điều trị, tránh nguy cơ tái phát. Anh T. được chỉ định một số cận lâm sàng để truy tìm “thủ phạm” gây đột quỵ.
Siêu âm tim qua thực quản, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân còn tồn tại lỗ bầu dục ở giữa hai buồng tim (tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái), một dạng thông liên nhĩ lỗ nhỏ dễ tạo huyết khối gây đột quỵ. Ngày 31-3, anh T. được can thiệp bít thông liên nhĩ thành công. Sau đó, anh T. tiếp tục được điều trị nội khoa, hướng dẫn tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng và xuất viện ngày 4-4. Tái khám ngày 11-4, tình trạng sức khỏe của anh T. ổn định, các kết quả lâm sàng tốt.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Duy Trang, Trưởng khoa Nội tim mạch - Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Gia An 115 cho biết, truớc đây đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi). Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang gia tăng. Trong đó, những người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp 6 lần so với người bình thường. Những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, người béo phì, có lối sống thiếu lành mạnh (ít vận động, hút thuốc lá thường xuyên, lạm dụng rượu hoặc các chất gây nghiện…) cũng có nguy cơ đột quỵ não cao.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Những chiến dịch lan tỏa nụ cười 1998-2022
-
Sở Y tế Tây Ninh và Bệnh viện Nhân dân 115 hợp tác chuyển giao kỹ thuật y tế
-
Nỗ lực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân
-
Ghép tế bào gốc giúp nâng cao cơ hội sống cho bệnh nhân u lympho
-
Bác sĩ là “người tham mưu”, thuốc men là “vũ khí”
-
Vinmec được công nhận đạt chuẩn Mỹ về xét nghiệm
-
Bệnh viện Thiện Nhân khai trương hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hiện đại nhất khu vực miền Trung
-
Boston Pharma đồng hành chương trình Tâm An Thân Khang cấp thuốc miễn phí cho người nghèo
-
Bệnh viện Chợ Rẫy đưa vào hoạt động phòng khám suy tim
-
Hội thảo khoa học về điều trị đột quỵ ở ĐBSCL