Đài quan sát tiểu hành tinh bằng bước sóng hồng ngoại

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang chế tạo đài quan sát săn tìm tiểu hành tinh thế hệ mới bằng bước sóng hồng ngoại mang tên NEO Surveyor. Đây là dự án vệ tinh đầu tiên với mục tiêu khám phá nhiều tiểu hành tinh và sao chổi nguy hiểm.
Thiết kế NEO Surveyor
Thiết kế NEO Surveyor

NEO Surveyor được chế tạo dựa trên phiên bản tiền nhiệm là đài quan sát NEOWISE. NEO Surveyor là đài quan sát vật thể gần Trái đất, có nhiệm vụ tìm kiếm tiểu hành tinh và sao chổi khó phát hiện bay vào khu vực lân cận quỹ đạo Trái đất. Gần đây, hệ thống đã vượt qua đánh giá về kỹ thuật. Dự kiến, vào tháng 6-2028, NEO Surveyor sẽ đi vào hoạt động.

Theo NASA, có ít nhất 90% vật thể gần Trái đất với đường kính lớn hơn 140m bay qua trong phạm vi 48 triệu km quanh quỹ đạo Trái đất. Nếu chúng đâm vào Trái đất có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng ở quy mô khu vực. Do đó, đài quan sát thế hệ mới như NEO Surveyor được xem là hệ thống tối ưu cho phép NASA thực hiện chiến lược phòng thủ hành tinh.

Sau khi hoàn thành mọi thử nghiệm, NEO Surveyor sẽ được vận hành tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA ở Nam California, bay 1,6 triệu km tới điểm Lagrange, khu vực ổn định về trọng lực giữa Trái đất và Mặt trời. Tại đó, đài quan sát sẽ bay quanh quỹ đạo trong nhiệm vụ 5 năm. NEO Surveyor sẽ quan sát hệ Mặt trời từ vị trí này bằng ánh sáng hồng ngoại mà mắt người không thể nhìn thấy. Đài quan sát lớn hơn trên mặt đất có thể bỏ sót vật thể gần Trái đất do một số bước sóng bị chặn bởi khí quyển Trái đất. Trong khi đó, NEO Surveyor có thể phát hiện chúng nhờ sử dụng góc thu sáng lên tới 50cm.

Tin cùng chuyên mục