Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi yêu cầu các sở ngành phải chọn, lập danh sách các công trình bức thiết nhất phải thực hiện và những công trình chuẩn bị đầu tư từ nay đến năm 2025 để sắp xếp thứ tự ưu tiên. Xác định rõ trong những dự án phải thực hiện thì dự án nào là đầu tư công, dự án nào đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa.
Chưa bao giờ việc đầu tư công lại nhận được sự quan tâm, hành động quyết liệt trên cả nước như hiện nay. Tại TPHCM, áp lực “rã đông” đầu tư công đang được người đứng đầu chính quyền chỉ đạo thực hiện quyết liệt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 235/QĐ-TTg thành lập các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Thời gian kiểm tra, đôn đốc từ ngày 10 đến 25 hàng tháng.
Nhiều địa phương tại ĐBSCL xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023. Vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm, các địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn.
UBND TPHCM vừa có chỉ đạo khẩn về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước TPHCM, tính đến ngày 28-2, tổng số vốn giải ngân là 369 tỷ đồng, chỉ đạt 1% so với kế hoạch.
Đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả đầu tư công là bài toán không phải đến bây giờ mới được đặt ra. Nhiều hội nghị toàn quốc đã được tổ chức với sự chỉ đạo ráo riết từ lãnh đạo Chính phủ.
Nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân trên địa bàn TPHCM trong thời gian qua chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng chưa đến 5% người lao động. Đó là thực trạng được nhiều ý kiến đưa ra tại “Hội nghị sơ kết Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 và Công bố Chương trình phát triển nhà ở Thành phố giai đoạn 2021-2030” được tổ chức sáng 10-3.
Ngày 4-3, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi yêu cầu các sở ban ngành tập trung giải quyết cơ bản những khó khăn vướng mắc mà các doanh nghiệp đã đề ra từ các buổi gặp gỡ, nhằm tạo niềm tin cho doanh nghiệp và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đặt quyết tâm giải ngân ít nhất 95% trong tổng số 711.000 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực. Nhưng, trước tiên, để mọi nỗ lực được đi đúng hướng, những rào cản trong công tác giải ngân cần được nhận diện đúng, tháo gỡ nhanh.
Liên quan công tác thanh, quyết toán các dự án bồi thường cũng như các dự án khác trên địa bàn TP, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa chỉ đạo UBND các quận huyện và TP Thủ Đức; đơn vị chủ quản các chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, giám sát các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu trong việc chấp hành quy định về nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán thối lượng hoàn thành, lập hồ sơ quyết toán hợp đồng và quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành theo đúng quy định hiện hành.
Dù có nhiều nỗ lực, nhưng đến hết niên độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 (ngày 31-1-2023), TPHCM chỉ giải ngân khoảng 68% (tạm tính), thấp hơn chỉ tiêu đề ra là 95%. Trao đổi với PV Báo SGGP, Giám đốc Sở KH-ĐT TPHCM Lê Thị Huỳnh Mai (ảnh) chia sẻ, năm 2023, TPHCM sẽ thực hiện thêm nhiều giải pháp, quyết tâm nâng cao giải ngân đầu tư công.
Là một trong những địa phương có quy mô kinh tế lớn của tỉnh Bình Dương, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của TP Thuận An có tác động lớn đến thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của cả tỉnh. Dù có nhiều thách thức, nhưng với nỗ lực từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” của lãnh đạo thành phố, năm 2022, Thuận An đã trở thành điểm sáng về giải ngân vốn đầu tư công, tạo đà thúc đẩy thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Dù đã có một “thể trạng” tương đối khỏe, có “kháng thể” sau giai đoạn phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng TPHCM vẫn cần nhìn lại nguồn lực thực tế để sắp xếp và ưu tiên cho các khu vực, đầu việc trọng tâm tương thích với từng lộ trình tái thiết - phát triển.
Đầu tư công không chỉ bao gồm các dự án đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách công, không có khả năng thu hồi vốn, không vì mục tiêu kinh doanh mà còn bao gồm cả các dự án đầu tư vì mục tiêu kinh doanh. Chính sách phân bổ vốn đầu tư công, vì thế, cần bảo đảm tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung chống tham nhũng, quản trị công, các chính sách nhằm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19; về lãnh đạo, thay đổi và quản lý công; đầu tư công; thực hiện và đánh giá chính sách.
Kết quả giải ngân 9 tháng năm 2022 cao hơn khoảng 35.000 tỷ đồng (tăng 16%) so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng đạt 46,7% kế hoạch năm 2022. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn chậm, chưa bảo đảm yêu cầu đề ra.