Theo các chuyên gia dịch tễ, tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Dịch bệnh tay chân miệng lưu hành quanh năm ở nước ta, nhưng thường tăng mạnh số người mắc trong khoảng thời gian từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 10. Đáng chú ý, bệnh tay chân miệng thường có dấu hiệu đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong, nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
* Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 4.057 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó 3.469 trường hợp nhập viện (tăng 43% so với cùng kỳ năm 2016; đáng chú ý đã có 3 trường hợp tử vong, tăng 1 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016. Toàn tỉnh cũng có 6.418 ca mắc chân tay miệng; các địa phương có số ca mắc chân tay miệng tăng cao là các huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Tân Phú, Xuân Lộc, Định Quán.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, tình hình sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao là do lãnh đạo một số địa phương chưa quan tâm, chưa chỉ đạo quyết liệt hoặc có triển khai, chỉ đạo nhưng mang tính hình thức; tại các doanh nghiệp - nhất là doanh nghiệp tại các khu công nghiệp - không đảm bảo môi trường, không hợp tác với ngành y tế trong việc phun thuốc, hóa chất diệt lăng quăng, diệt muỗi; nhận thức về phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng của người dân, nhất là công nhân tại các khu công nghiệp chưa cao, công tác phòng chống dịch chưa hiệu quả.
Trước tình hình trên, ngày 12-10 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn tỉnh; rà soát, đánh giá những việc đã làm được, những khó khăn trong quá trình thực hiện, những tồn tại hạn chế, làm rõ nguyên nhân để từ đó có biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
* Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 4.057 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó 3.469 trường hợp nhập viện (tăng 43% so với cùng kỳ năm 2016; đáng chú ý đã có 3 trường hợp tử vong, tăng 1 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016. Toàn tỉnh cũng có 6.418 ca mắc chân tay miệng; các địa phương có số ca mắc chân tay miệng tăng cao là các huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Tân Phú, Xuân Lộc, Định Quán.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, tình hình sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao là do lãnh đạo một số địa phương chưa quan tâm, chưa chỉ đạo quyết liệt hoặc có triển khai, chỉ đạo nhưng mang tính hình thức; tại các doanh nghiệp - nhất là doanh nghiệp tại các khu công nghiệp - không đảm bảo môi trường, không hợp tác với ngành y tế trong việc phun thuốc, hóa chất diệt lăng quăng, diệt muỗi; nhận thức về phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng của người dân, nhất là công nhân tại các khu công nghiệp chưa cao, công tác phòng chống dịch chưa hiệu quả.
Trước tình hình trên, ngày 12-10 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn tỉnh; rà soát, đánh giá những việc đã làm được, những khó khăn trong quá trình thực hiện, những tồn tại hạn chế, làm rõ nguyên nhân để từ đó có biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.