Đổi vai tiếp thu, trình Luật thì 80% bộ ngành không muốn tiếp thu? ​

Sáng 21-11, phát biểu về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhiều ý kiến bày tỏ không đồng tình với quy định “đổi vai” trong chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. 
ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nhấn mạnh, phương án đổi vai ở bước thông qua luật đã từng được đề nghị từ lâu
ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nhấn mạnh, phương án đổi vai ở bước thông qua luật đã từng được đề nghị từ lâu

ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang) thẳng thắn: "Thực tiễn hoạt động tiếp thu trong thời gian vừa qua, tôi khẳng định 80% các bộ, ngành không muốn tiếp thu (ý kiến góp ý luật của đại biểu Quốc hội). Khi đấy, đại biểu Quốc hội trở thành người đi chợ để trả giá, còn người đưa ra hàng có bán hay không là quyền của họ".

Cụ thể, phương án 1 (phương án chọn) mà Chính phủ trình là cơ quan nào soạn thảo Luật đồng thời là cơ quan chủ trì tiếp thu, bổ sung, chỉnh lý cho đến khi dự án Luật được Quốc hội thông qua. Theo ĐB Nguyễn Mai Bộ, việc lựa chọn phương án này sẽ khiến Quốc hội rơi vào thế bị động, ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lập pháp của Quốc hội. “Thực tế đã có chuyện Bộ trưởng gây sức “ép” với ĐB, bây giờ chọn phương án 1, nghĩa là giao luôn cho cơ quan soạn thảo tiếp thu chỉnh lý (chứ không phải cơ quan chủ trì thẩm tra – thường là một uỷ ban của Quốc hội như hiện hành – PV)  thì rất khó để những ý kiến phản biện được tiếp thu”, ĐB Nguyễn Mai Bộ nhận định.

Ông Nguyễn Mai Bộ cũng nhận xét rằng, vừa qua, một số uỷ ban của Quốc hội không mạnh dạn kiên quyết trả lại những dự án luật không bảo đảm chất lượng. Vẫn theo ĐB, các dự thảo nghị định trình kèm theo luật lâu nay rất hình thức, khi ban hành thực sự hầu như khác xa so với ban đầu. ĐB đề nghị bỏ quy định trình dự thảo nghị định hướng dẫn kèm theo, thay vào đó tập trung xây dựng, hoàn thiện dự án luật.

Có cùng quan điểm với ĐB Nguyễn Mai Bộ, ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nhấn mạnh, phương án đổi vai ở bước thông qua luật đã từng được đề nghị từ lâu, nhưng sau khi cân nhắc thì Quốc hội đã quyết định như hiện nay. “Nếu cơ quan chủ trì tiếp thu chỉnh lý đồng thời là cơ quan soạn thảo, nghĩa là một cơ quan thuộc Chính phủ, thì sẽ có mâu thuẫn giữa nhiệm vụ bảo vệ đến cùng ý kiến của Chính phủ và nhiệm vụ tiếp thu ý kiến của Quốc hội. Và nếu cơ quan chủ trì tiếp thu lại không phải là cơ quan của Quốc hội thì rất khó định lượng ý kiến ĐBQH khi thông qua Luật”, ĐB Mai Hoa phân tích.

Đề nghị luật hoá cụ thể điều kiện để thông qua các dự án luật theo thủ tục rút gọn, nữ ĐB nhận định: “Thủ tục rút gọn nhanh gọn, nhưng cũng sẽ hạn chế chất lượng của văn bản. Thực tế có những dự án luật được đề nghị theo thủ tục rút gọn đã lại phải kéo dài thành 2 kỳ, có luật từ 2 kỳ thành 3 kỳ, như khi sửa Luật Giáo dục. Cần có quy trình thống nhất về vấn đề này”.  

Về lâu dài, ĐB đề nghị bên cạnh Ủy ban Pháp luật, Quốc hội cần có cơ quan xây dựng pháp luật với đội ngũ chuyên gia, đảm bảo làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Việt Nam và Thế giới

ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào đợt vận động bầu cử. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM khẳng định, MTTQ các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để các ứng viên có cơ hội được trình bày chương trình hành động của mình. Qua đó, cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu tiếp nhận quà của Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM giúp đỡ người dân miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt trong năm 2020

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng

Trong suốt thời gian từ ngày 25-1 đến ngày 1-2-2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐSCVN) đã diễn ra thành công tốt đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu tại kỳ Đại hội này. Đây là dấu mốc ý nghĩa và quan trọng trong lịch sử và sự phát triển đất nước, thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng.
Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, người đảng viên, nhiều đại biểu đều khẳng định sẽ quyết tâm đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Kết quả Đại hội XIII phản ánh thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.