Dự kiến đại học tự chủ hoạt động và tài chính được thu mức học phí không vượt quá 3 lần khung

Lĩnh vực giáo đục dại học (GDĐH) tới đây dự kiến sẽ có nhiều thay đổi về cơ chế tài chính. Khi trường đại học được tự chủ, sinh viên công lập có thể phải đóng học phí cao hơn để được thụ hưởng chất lượng giáo dục tốt hơn. Mặt khác, tới đây sinh viên ngoài công lập có cơ hội được hưởng chính sách học phí công bằng như với sinh viên công lập.

(SGGPO).- Lĩnh vực giáo đục dại học (GDĐH) tới đây dự kiến sẽ có nhiều thay đổi về cơ chế tài chính. Khi trường đại học được tự chủ, sinh viên công lập có thể phải đóng học phí cao hơn để được thụ hưởng chất lượng giáo dục tốt hơn. Mặt khác, tới đây sinh viên ngoài công lập có cơ hội được hưởng chính sách học phí công bằng như với sinh viên công lập.

Bộ GD-ĐT đã xây dựng và trình Chính phủ đề án thí điểm tự chủ hoạt động và tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập trong GD-ĐT giai đoạn 2013-2017. Trước mắt sẽ áp dụng thí điểm đối với 4 trường thuộc Bộ GD-ĐT là Đại học Ngoại thương, Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TPHCM. Sau đó sẽ tiếp tục triển khai mở rộng tới các đơn vị khác. Đề án nhằm tìm hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển của GDĐH dần thoát khỏi sự bao cấp của Nhà nước.

Vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập đã chủ trì cuộc họp về Đề án thí điểm tự chủ hoạt động và tài chính ở một số trường đại học. Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thành các văn bản về thí điểm thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động đối với 4 trường đại học để Chính phủ thông qua chậm nhất trong tháng 6-2014.

Tuy nhiên, mức thu học phí hiện nay còn thấp và còn mang tính bình quân giữa các ngành đào tạo. Thêm vào đó, các trường chỉ được thu mức học phí trong khung học phí do Chính phủ ban hành tại Nghị định 49 nên nguồn thu sự nghiệp của nhà trường không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, trong Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính, GD-ĐT kiến nghị các trường được tự chủ được thu mức học phí không vượt quá 3 lần khung học phí theo quy định hiện hành (Nghị định 49 của Chính phủ) cho từng ngành đào tạo, dự kiến cho cả khóa học và công khai trước khi tuyển sinh.

Ngoài 4 trường trên, Bộ GD-ĐT cũng đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung 2 trường (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM) vào danh sách thí điểm, nhưng 2 trường này chỉ thực hiện thí điểm tự chủ ở một số ngành, nghề đào tạo nhất định.

Phan Thảo

Tin cùng chuyên mục