“Món quà trao sớm”
Truyền thông Mỹ đã kịp giải mã suy nghĩ của vị tổng thống vốn xuất thân là một doanh nhân bằng cách xâu chuỗi những sự kiện diễn ra hơn 1 năm trước, thời điểm ông Donald Trump đang vận động chạy đua vào Nhà Trắng. Sự kiện đầu tiên diễn ra vào tháng 9-2016, tại tháp Trump ở Manhattan, New York đã diễn ra cuộc họp kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ giữa ông Donald Trump với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Tại đây, ông Donald Trump đã hứa với ông Netanyahu sẽ công nhận Jerusalem là thủ đô không thể tách rời của Nhà nước Israel nếu ông chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Sau cuộc gặp, nhóm vận động bầu cử cho ông Donald Trump đã ra tuyên bố nhấn mạnh: “Chính quyền Donald Trump sẽ công nhận Jerusalem là thủ đô không thể tách rời của nhà nước Israel. Nếu thắng cử, ông Donald Trump sẽ chủ trương hợp tác đặc biệt với Israel về chiến lược, công nghệ, quân sự và tình báo”. Sau đó, 10 ngày trước khi nhậm chức tổng thống, ông Donald Trump đã có cuộc gặp riêng với tỷ phú sòng bài gốc Do Thái Sheldon G. Adelson, nhà tài trợ lớn cho các hoạt động tranh cử của ông Donald Trump. Nội dung cuộc gặp không được tiết lộ nhưng thông tin rò rỉ bên ngoài cho biết, ông Adelson đã rất hứng khởi với tuyên bố di dời Đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông Donald Trump.
Và chưa đầy 1 năm sau khi diễn ra cuộc gặp với tỷ phú Sheldon G. Adelson, Tổng thống Donald Trump đã chính thức trao “món quà” cho Israel, trước khi Phó Tổng thống Mike Pence công du Israel giữa tháng 12 này. Với “món quà” này, ông Trump đã thực hiện đúng lời hứa của mình với cộng đồng Do Thái giàu có và quyền lực có ảnh hưởng to lớn trong đời sống chính trị Mỹ, vốn được thể hiện trên nhiều mặt. Thứ nhất là việc tham gia bầu cử tổng thống và 2 viện quốc hội. Nhìn chung, chỉ có khoảng một nửa dân Mỹ đi bầu, trong khi đó tỷ lệ người Do Thái đi bỏ phiếu tới 90%, cao nhất trong các cộng đồng ở Mỹ. Hơn nữa, họ lại sống tập trung tại các bang có tiếng nói quyết định kết quả bầu cử như New York, California, Pennsylvania... Thứ hai là quyên góp tiền cho ứng viên tranh cử. Theo nhận định của New York Times, đối với ông Donald Trump, tuyên bố về Jerusalem có lẽ chỉ là việc thực hiện một mệnh lệnh chính trị.
Không đáng tin cậy
Trong “Ngày thịnh nộ” 8-12 do lực lượng Hamas phát động, hàng ngàn người dân Palestine đã đổ xuống đường phố khu Bờ Tây, Dải Gaza, Đông Jerusalem. Đụng độ đã làm 1 người chết, hàng chục người bị thương. Cùng ngày, nhiều cuộc biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã vượt biên giới khu vực Bờ Tây và Dải Gaza lan sang các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Malaysia và ngay tại TP Chicago ở Mỹ. Dự kiến, trong ngày 11-12, các cuộc biểu tình quy mô lớn sẽ diễn ra tại các vùng ngoại ô phía Nam của thủ đô Beirut (Lebanon). Tình hình an ninh căng thẳng ở Jerusalem đã khiến giới chức Israel phải triển khai hàng trăm cảnh sát tới khu vực thành cổ Jerusalem. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thông báo triệu tập đại diện 57 nước thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI) để mở cuộc họp bất thường vào ngày 13-12.
Những diễn biến mới nhất cho thấy rõ nguy cơ làm bùng phát làn sóng bạo lực nghiêm trọng giữa người Palestine và Israel, giữa cộng đồng Do Thái và Arab, đưa Trung Đông vào một giai đoạn hỗn loạn mới, đe dọa an ninh và ổn định của khu vực và thế giới. Mục đích của Tổng thống Donald Trump là nhằm cải thiện quan hệ với đồng minh truyền thống Israel, vốn bị xấu đi vào cuối nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Barack Obama. Tuy nhiên, chính ông Donald Trump cũng từng cam kết trong chiến dịch tranh cử là thúc đẩy “một nền hòa bình chính đáng và lâu dài” giữa Israel và Palestine. Cùng với đe dọa rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran, quyết định của ông Donald Trump về Jerusalem đang khiến hình ảnh và vị thế của Mỹ tại Trung Đông bị lung lay, bởi Washington đang thể hiện mình không phải là đối tác chắc chắn và đáng tin cậy trong giải quyết các điểm nóng khu vực.
Truyền thông Mỹ đã kịp giải mã suy nghĩ của vị tổng thống vốn xuất thân là một doanh nhân bằng cách xâu chuỗi những sự kiện diễn ra hơn 1 năm trước, thời điểm ông Donald Trump đang vận động chạy đua vào Nhà Trắng. Sự kiện đầu tiên diễn ra vào tháng 9-2016, tại tháp Trump ở Manhattan, New York đã diễn ra cuộc họp kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ giữa ông Donald Trump với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Tại đây, ông Donald Trump đã hứa với ông Netanyahu sẽ công nhận Jerusalem là thủ đô không thể tách rời của Nhà nước Israel nếu ông chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Sau cuộc gặp, nhóm vận động bầu cử cho ông Donald Trump đã ra tuyên bố nhấn mạnh: “Chính quyền Donald Trump sẽ công nhận Jerusalem là thủ đô không thể tách rời của nhà nước Israel. Nếu thắng cử, ông Donald Trump sẽ chủ trương hợp tác đặc biệt với Israel về chiến lược, công nghệ, quân sự và tình báo”. Sau đó, 10 ngày trước khi nhậm chức tổng thống, ông Donald Trump đã có cuộc gặp riêng với tỷ phú sòng bài gốc Do Thái Sheldon G. Adelson, nhà tài trợ lớn cho các hoạt động tranh cử của ông Donald Trump. Nội dung cuộc gặp không được tiết lộ nhưng thông tin rò rỉ bên ngoài cho biết, ông Adelson đã rất hứng khởi với tuyên bố di dời Đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông Donald Trump.
Và chưa đầy 1 năm sau khi diễn ra cuộc gặp với tỷ phú Sheldon G. Adelson, Tổng thống Donald Trump đã chính thức trao “món quà” cho Israel, trước khi Phó Tổng thống Mike Pence công du Israel giữa tháng 12 này. Với “món quà” này, ông Trump đã thực hiện đúng lời hứa của mình với cộng đồng Do Thái giàu có và quyền lực có ảnh hưởng to lớn trong đời sống chính trị Mỹ, vốn được thể hiện trên nhiều mặt. Thứ nhất là việc tham gia bầu cử tổng thống và 2 viện quốc hội. Nhìn chung, chỉ có khoảng một nửa dân Mỹ đi bầu, trong khi đó tỷ lệ người Do Thái đi bỏ phiếu tới 90%, cao nhất trong các cộng đồng ở Mỹ. Hơn nữa, họ lại sống tập trung tại các bang có tiếng nói quyết định kết quả bầu cử như New York, California, Pennsylvania... Thứ hai là quyên góp tiền cho ứng viên tranh cử. Theo nhận định của New York Times, đối với ông Donald Trump, tuyên bố về Jerusalem có lẽ chỉ là việc thực hiện một mệnh lệnh chính trị.
Không đáng tin cậy
Trong “Ngày thịnh nộ” 8-12 do lực lượng Hamas phát động, hàng ngàn người dân Palestine đã đổ xuống đường phố khu Bờ Tây, Dải Gaza, Đông Jerusalem. Đụng độ đã làm 1 người chết, hàng chục người bị thương. Cùng ngày, nhiều cuộc biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã vượt biên giới khu vực Bờ Tây và Dải Gaza lan sang các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Malaysia và ngay tại TP Chicago ở Mỹ. Dự kiến, trong ngày 11-12, các cuộc biểu tình quy mô lớn sẽ diễn ra tại các vùng ngoại ô phía Nam của thủ đô Beirut (Lebanon). Tình hình an ninh căng thẳng ở Jerusalem đã khiến giới chức Israel phải triển khai hàng trăm cảnh sát tới khu vực thành cổ Jerusalem. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thông báo triệu tập đại diện 57 nước thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI) để mở cuộc họp bất thường vào ngày 13-12.
Những diễn biến mới nhất cho thấy rõ nguy cơ làm bùng phát làn sóng bạo lực nghiêm trọng giữa người Palestine và Israel, giữa cộng đồng Do Thái và Arab, đưa Trung Đông vào một giai đoạn hỗn loạn mới, đe dọa an ninh và ổn định của khu vực và thế giới. Mục đích của Tổng thống Donald Trump là nhằm cải thiện quan hệ với đồng minh truyền thống Israel, vốn bị xấu đi vào cuối nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Barack Obama. Tuy nhiên, chính ông Donald Trump cũng từng cam kết trong chiến dịch tranh cử là thúc đẩy “một nền hòa bình chính đáng và lâu dài” giữa Israel và Palestine. Cùng với đe dọa rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran, quyết định của ông Donald Trump về Jerusalem đang khiến hình ảnh và vị thế của Mỹ tại Trung Đông bị lung lay, bởi Washington đang thể hiện mình không phải là đối tác chắc chắn và đáng tin cậy trong giải quyết các điểm nóng khu vực.
Ngày 8-12, phát biểu sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tại Paris, Pháp, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định việc chuyển Đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem sẽ không diễn ra trong ít nhất 2 năm tới.