Hạn chế về giá trị và thương hiệu nông sản
Thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam lâu nay bó hẹp ở phạm vi trong nước và chỉ xuất khẩu được sang một số thị trường dễ tính. Đối với các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao, thì nông sản của Việt Nam chưa đáp ứng đủ điều kiện để tiêu thụ ở đó. Hạn chế trong tiêu chuẩn chất lượng chẳng những gây khó khăn cho mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn tác động đến tâm lý của người tiêu dùng trong nước đối với sản phẩm nông nghiệp nội địa.
Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam mở cửa sâu rộng, nông sản nhập khẩu thâm nhập thị trường nội địa với chất lượng tốt hơn. Người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ nông sản nhập khẩu nhiều hơn, càng làm nhu cầu về nông sản nội giảm. Trong khi đó, chính sách phát triển nông nghiệp chủ yếu vẫn tập trung thúc đẩy tăng năng suất, còn hạn chế trong thúc đẩy xuất khẩu nông sản, gia tăng giá trị và thương hiệu. Chính sách thúc đẩy tăng năng suất biểu hiện qua việc khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Chính sách này được triển khai khá tích cực từ quy hoạch về không gian, sản phẩm, đối tượng tham gia; đến các chính sách thúc đẩy như hỗ trợ tín dụng, ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị, hỗ trợ tiêu thụ, điều tiết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp - nông dân - viện/trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, lập các khu công nghệ cao, miễn giảm thuế nông nghiệp…
Để hiện thực hóa chính sách đó, cả nước đã hình thành được 8 khu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, trực thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, dự kiến đến năm 2020 sẽ lên đến 10 khu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Các khu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp với chức năng trọng tâm là nghiên cứu, trình diễn chuyển giao công nghệ; hay nói cách khác là giữ vai trò hạt nhân công nghệ để nhân rộng ra các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xã hội hóa tối đa đầu tư xây dựng các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, dễ nhận thấy trong hàng loạt các chính sách phát triển nông nghiệp đã và đang thực hiện nhằm thúc đẩy gia tăng năng suất trong các khâu tạo giống và canh tác, mà chưa quan tâm đúng mức đến tạo ra giá trị gia tăng, thương hiệu và phát triển thị trường. Do vậy, càng ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp thì càng gia tăng lượng cung; trong khi giải pháp mở rộng thị trường, tạo dựng thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức. Cho nên, khi nguồn cung càng tăng, thì giá trị và thương hiệu của nông sản càng giảm.
Thúc đẩy sự liên kết
Việc tăng năng suất không đồng nghĩa với tăng giá trị nếu không đi kèm với các giải pháp phát triển thị trường, nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu sản phẩm... Nếu chưa mở rộng được thị trường tiêu thụ, thì cần đến những giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu nguồn cung theo hướng tập trung vào nhóm các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Trên thực tế, Việt Nam tập trung sản xuất các sản phẩm nông nghiệp với giá trị gia tăng thấp như lúa gạo, cao su, cà phê, thịt heo…; nhưng lại rất hạn chế đối với các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như rau, quả, hoa…
Mặt khác, sự nhỏ lẻ, rời rạc, thiếu liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi sản xuất nông nghiệp cũng gây khó khăn lớn trong tổng hợp, dự báo nguồn cung. Các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp bao gồm nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp thu mua, phân phối và các đơn vị hỗ trợ công nghệ, quản lý nhà nước thực hiện các khâu từ tạo giống, canh tác/nuôi trồng, thu hoạch, sau thu hoạch (bảo quản, đóng gói, bao bì), phân phối. Mỗi chủ thể tham gia vào các khâu khác nhau trong chuỗi sản xuất đều có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, năng suất và giá trị gia tăng của toàn ngành.
Nếu các chủ thể này liên kết chặt chẽ với nhau sẽ dễ dàng cảnh báo cho nhau về các dấu hiệu mất cân đối cung - cầu. Theo đó, quản lý nhà nước đối với các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng sẽ thuận lợi hơn. Để thúc đẩy sự liên kết, cần xác định chủ thể giữ vai trò dẫn dắt mạng lưới liên kết; vai trò, vị trí và lợi ích của mỗi chủ thể trong mạng lưới liên kết cũng cần được xác định rõ ràng. Muốn vậy, cần có cơ chế phối hợp và các chế tài đảm bảo cam kết dưới hình thức khuyến khích hoặc bắt buộc. Trong đó, cần phát huy vai trò của các hội và hợp tác xã trong việc thúc đẩy các mạng lưới liên kết.
Thực trạng dư thừa nông sản đến mức cần giải cứu như thời gian qua cũng cho thấy quản lý nhà nước đã có phần buông lỏng việc dự báo tương quan cung - cầu để cảnh báo cho người nuôi trồng, sản xuất. Chỉ đến khi phát hiện ra hiện tượng dư thừa (cung vượt cầu) thì mới phát động các chương trình giải cứu, triển khai các giải pháp và do vậy giải pháp chỉ mang tính chất ứng phó, tạm thời; thiếu đồng bộ và lâu dài. Việc khó dự báo một phần là do sự rời rạc, thiếu liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi sản xuất, phần còn lại là do những hạn chế trong hệ thống thông tin quản lý nhà nước trong điều tiết nguồn cung và nhu cầu. Ngày nay, với cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc xây dựng các phần mềm tổng hợp, phân tích thông tin tương quan cung - cầu để cảnh báo cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến cũng không phải là điều khó khăn
Thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam lâu nay bó hẹp ở phạm vi trong nước và chỉ xuất khẩu được sang một số thị trường dễ tính. Đối với các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao, thì nông sản của Việt Nam chưa đáp ứng đủ điều kiện để tiêu thụ ở đó. Hạn chế trong tiêu chuẩn chất lượng chẳng những gây khó khăn cho mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn tác động đến tâm lý của người tiêu dùng trong nước đối với sản phẩm nông nghiệp nội địa.
Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam mở cửa sâu rộng, nông sản nhập khẩu thâm nhập thị trường nội địa với chất lượng tốt hơn. Người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ nông sản nhập khẩu nhiều hơn, càng làm nhu cầu về nông sản nội giảm. Trong khi đó, chính sách phát triển nông nghiệp chủ yếu vẫn tập trung thúc đẩy tăng năng suất, còn hạn chế trong thúc đẩy xuất khẩu nông sản, gia tăng giá trị và thương hiệu. Chính sách thúc đẩy tăng năng suất biểu hiện qua việc khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Chính sách này được triển khai khá tích cực từ quy hoạch về không gian, sản phẩm, đối tượng tham gia; đến các chính sách thúc đẩy như hỗ trợ tín dụng, ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị, hỗ trợ tiêu thụ, điều tiết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp - nông dân - viện/trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, lập các khu công nghệ cao, miễn giảm thuế nông nghiệp…
Để hiện thực hóa chính sách đó, cả nước đã hình thành được 8 khu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, trực thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, dự kiến đến năm 2020 sẽ lên đến 10 khu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Các khu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp với chức năng trọng tâm là nghiên cứu, trình diễn chuyển giao công nghệ; hay nói cách khác là giữ vai trò hạt nhân công nghệ để nhân rộng ra các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xã hội hóa tối đa đầu tư xây dựng các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, dễ nhận thấy trong hàng loạt các chính sách phát triển nông nghiệp đã và đang thực hiện nhằm thúc đẩy gia tăng năng suất trong các khâu tạo giống và canh tác, mà chưa quan tâm đúng mức đến tạo ra giá trị gia tăng, thương hiệu và phát triển thị trường. Do vậy, càng ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp thì càng gia tăng lượng cung; trong khi giải pháp mở rộng thị trường, tạo dựng thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức. Cho nên, khi nguồn cung càng tăng, thì giá trị và thương hiệu của nông sản càng giảm.
Thúc đẩy sự liên kết
Việc tăng năng suất không đồng nghĩa với tăng giá trị nếu không đi kèm với các giải pháp phát triển thị trường, nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu sản phẩm... Nếu chưa mở rộng được thị trường tiêu thụ, thì cần đến những giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu nguồn cung theo hướng tập trung vào nhóm các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Trên thực tế, Việt Nam tập trung sản xuất các sản phẩm nông nghiệp với giá trị gia tăng thấp như lúa gạo, cao su, cà phê, thịt heo…; nhưng lại rất hạn chế đối với các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như rau, quả, hoa…
Mặt khác, sự nhỏ lẻ, rời rạc, thiếu liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi sản xuất nông nghiệp cũng gây khó khăn lớn trong tổng hợp, dự báo nguồn cung. Các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp bao gồm nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp thu mua, phân phối và các đơn vị hỗ trợ công nghệ, quản lý nhà nước thực hiện các khâu từ tạo giống, canh tác/nuôi trồng, thu hoạch, sau thu hoạch (bảo quản, đóng gói, bao bì), phân phối. Mỗi chủ thể tham gia vào các khâu khác nhau trong chuỗi sản xuất đều có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, năng suất và giá trị gia tăng của toàn ngành.
Nếu các chủ thể này liên kết chặt chẽ với nhau sẽ dễ dàng cảnh báo cho nhau về các dấu hiệu mất cân đối cung - cầu. Theo đó, quản lý nhà nước đối với các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng sẽ thuận lợi hơn. Để thúc đẩy sự liên kết, cần xác định chủ thể giữ vai trò dẫn dắt mạng lưới liên kết; vai trò, vị trí và lợi ích của mỗi chủ thể trong mạng lưới liên kết cũng cần được xác định rõ ràng. Muốn vậy, cần có cơ chế phối hợp và các chế tài đảm bảo cam kết dưới hình thức khuyến khích hoặc bắt buộc. Trong đó, cần phát huy vai trò của các hội và hợp tác xã trong việc thúc đẩy các mạng lưới liên kết.
Thực trạng dư thừa nông sản đến mức cần giải cứu như thời gian qua cũng cho thấy quản lý nhà nước đã có phần buông lỏng việc dự báo tương quan cung - cầu để cảnh báo cho người nuôi trồng, sản xuất. Chỉ đến khi phát hiện ra hiện tượng dư thừa (cung vượt cầu) thì mới phát động các chương trình giải cứu, triển khai các giải pháp và do vậy giải pháp chỉ mang tính chất ứng phó, tạm thời; thiếu đồng bộ và lâu dài. Việc khó dự báo một phần là do sự rời rạc, thiếu liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi sản xuất, phần còn lại là do những hạn chế trong hệ thống thông tin quản lý nhà nước trong điều tiết nguồn cung và nhu cầu. Ngày nay, với cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc xây dựng các phần mềm tổng hợp, phân tích thông tin tương quan cung - cầu để cảnh báo cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến cũng không phải là điều khó khăn