Giáo dục Trà Vinh: Chuyển mình thoát khỏi vùng trũng

Lặn lội hơn 30km đường đất, học sinh xã đảo Hòa Minh (Châu Thành, Trà Vinh) phải bắt thêm những chuyến đò ngang tạm bợ vượt con sông Cái đến trường huyện, đeo đuổi cái chữ. Ròng rã suốt những ngày nắng, ngày mưa, con đường đi tìm cái chữ càng gian nan khi những chuyến đò ngang phải tránh bão, những đứa học trò vùng quê nghèo đành ngậm ngùi nghỉ học.

Lặn lội hơn 30km đường đất, học sinh xã đảo Hòa Minh (Châu Thành, Trà Vinh) phải bắt thêm những chuyến đò ngang tạm bợ vượt con sông Cái đến trường huyện, đeo đuổi cái chữ. Ròng rã suốt những ngày nắng, ngày mưa, con đường đi tìm cái chữ càng gian nan khi những chuyến đò ngang phải tránh bão, những đứa học trò vùng quê nghèo đành ngậm ngùi nghỉ học.

Những người làm giáo dục đều hiểu, Trà Vinh vốn “trũng” vì nhiều lẽ. Những con sông chằng chịt, bao quanh những mẫu ruộng vườn khiến người dân vui vì trời phú cho nghề làm nông thuận lợi. Nhưng đó lại là trở ngại lớn để trường học mọc lên, học sinh được đến trường ươm mầm tri thức. Vùng đất có đến hơn 1/3 là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống và mỗi năm tỷ lệ bỏ học làm đau đầu các nhà giáo dục.

Nhưng đó đã là câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của 5 năm trước. Trên những con đường thẳng tắp trải nhựa mới là hình ảnh tấp nập của những chuyến xe xuôi ngược đưa học sinh đến trường. Ở những vùng quê, huyện đảo xa xôi đã mọc lên những ngôi trường tươm tất. Mỗi huyện đều có ít nhất 2-4 trường THPT giúp con đường đến trường của vùng đất nghèo bớt khó khăn hơn, tỷ lệ bỏ học giảm theo đó. Số lượng trường lớp tăng lên từng ngày và đến nay Trà Vinh đã có 32 trường THPT, 40 trường đạt chuẩn quốc gia…

Ông Triệu Văn Phấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Trà Vinh, cho biết: Hiện nay, 100% xã - phường - thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng; hàng trăm điểm học trong nhà chùa, nhà thờ và nhà dân. 8/8 huyện có Trung tâm Giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp dạy nghề. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục hệ THCS cũng đạt chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí. Trà Vinh là tỉnh có khá đông đồng bào dân tộc Khmer. Giáo dục dân tộc được chú trọng đầu tư phát triển mạnh, tổng số học sinh dân tộc Khmer là 52.394 em, đạt tỷ lệ 29,44% so tổng số học sinh cả tỉnh. Mạng lưới các trường phổ thông dân tộc nội trú được gồm 7 trường. Khó khăn thành lợi thế, Trà Vinh đang xây dựng ngành giáo dục theo hướng phát triển học tập cộng đồng, vốn là “đặc sản”.

Đang chuyển mình thoát khỏi vùng trũng, duy chỉ có một điều không thay đổi theo thời gian chính là khát vọng được đi học để đổi đời của người dân nơi đây.  5 năm trước, học sinh tốt nghiệp THPT phải đi tỉnh khác học đại học. Hiện nay, Trường Đại học Trà Vinh đã thu hút hàng ngàn sinh viên, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực.

Song song với sự phát triển về quy mô số lượng, chất lượng giáo dục toàn diện cũng được duy trì, có mặt được nâng lên, rút ngắn đáng kể khoảng cách so với các tỉnh bạn trong khu vực ĐBSCL và trên phạm vi toàn quốc. Ở kỳ thi Olympic các tỉnh phía Nam (từ Huế trở vào), giáo dục Trà Vinh đạt kết quả khả quan, xếp hạng 19 chung cuộc và hạng nhì khu vực ĐBSCL. Tại kỳ thi học sinh giỏi ĐBSCL, Trà Vinh đạt 8 huy chương vàng, 9 huy chương bạc, 4 huy chương đồng, xếp hạng 4/12.

TIÊU HÀ

Theo Ths Nguyễn Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh (tiền thân là Trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh), thời gian đầu mới thành lập, trường gặp không ít khó khăn. Thế nhưng, với tinh thần quyết tâm và sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ giảng viên, sau gần 1 năm thành lập, trường đã tuyển sinh khóa cao đẳng đầu tiên với 4 ngành: Tin học, tiếng Anh, nuôi trồng thủy sản và phát triển nông thôn.

Cùng với việc củng cố và phát triển những ngành nghề đã có, trường xây dựng và mở rộng đào tạo thêm các ngành nghề mới, số lượng sinh viên theo đó cũng tăng dần ở từng năm, từ 200 sinh viên khóa đầu tiên, tháng 7-2002, đã tăng đến 8.340 sinh viên - học sinh vào năm học 2004 - 2005.

Sau 5 năm hoạt động, Trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và các Trường Cao đẳng Cộng đồng trong cả nước công nhận là trường vận dụng thành công mô hình cao đẳng cộng đồng của các nước Bắc Mỹ vào điều kiện Việt Nam. Với những thành quả đó, tháng 6-2006, Thủ tướng ký quyết định nâng cấp trường từ cao đẳng thành Trường Đại học Trà Vinh.

Với phương châm “Mang đến cơ hội học tập chất lượng cho cộng đồng”, Trường Đại học Trà Vinh đang cố gắng để trở thành một trường Đại học Cộng đồng tiêu biểu trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp tại Việt Nam và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tin cùng chuyên mục