Ho, khò khè có phải dấu hiệu của bệnh hen phế quản?

Hen phế quản còn được gọi bệnh suyễn, là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, nguyên nhân do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại…Hen phế quản là bệnh phổ biến
Ho, khò khè có phải dấu hiệu của bệnh hen phế quản?

Hen phế quản còn được gọi bệnh suyễn, là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, nguyên nhân do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại…

Hen phế quản là bệnh phổ biến

Bệnh hen phế quản có thể có yếu tố di truyền, không do vi khuẩn trực tiếp gây nên nhưng các viêm nhiễm mạn tính đường hô hấp có thể phối hợp dẫn đến cơn hen. Yếu tố thời tiết như đổi mùa, thay đổi thời tiết, mưa phùn gió bấc ẩm ướt là những yếu tố cho cơn hen khởi phát.

Theo thống kê, ở nước ta hiện nay cứ 1.000 người có 50-60 người mắc bệnh hen phế quản, như vậy đây là một trong các bệnh chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh không do nhiễm khuẩn. Trước đây, ho hen, hen suyễn là những cách gọi mộc mạc trong dân gian ai cũng hiểu, chứng tỏ hen phế quản không xa lạ với người dân nhưng việc nhận biết các triệu chứng và điều trị đúng cách không phải ai cũng biết.

Ho, khò khè kéo dài có phải dấu hiệu của hen phế quản?

Bốn triệu chứng thường thấy nhất của bệnh hen phế quản bao gồm:

1. Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra
2. Ho nhiều; đặc biệt vào ban đêm, khoảng 2 - 3 giờ sáng
3. Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt
4. Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.

Với trẻ em, dấu hiệu của bệnh là các cơn khó thở rít, đặc biệt là khi có nhiễm virut đường hô hấp cấp.

Điều trị hen phế quản thế nào cho đúng?

Hiện nay nhiều người nghĩ rằng hen là căn bệnh phải mang cả đời và từ đó người ta có khuynh hướng chấp nhận nó như một cố tật. Trên thực tế, đây hoàn toàn không phải là một bệnh nan y.

Theo y học cổ truyền, hen phế quản là một dạng bệnh được phát hiện và nghiên cứu điều trị cách đây hàng nghìn năm với tên chung là háo suyễn do khí nghịch đờm hỏa thượng xung, khí không được liễm nạp về Thận, Tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. “Tỳ là nơi sinh đờm, phế là nơi chứa đờm”. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, hơi đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là suyễn.

Vì vậy, hen phế quản là bệnh có liên quan đến ba tạng Tỳ, Phế, Thận. Tỳ Thận hư không liễm nạp được dương khí, nước nghịch lên thành đờm gây ủng tắc phế khí.

Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc và phương pháp từng được sử dụng rất thành công trong điều trị hen phế quản, đặc biệt là hen phế quản mãn tính. Sở dĩ có được hiệu quả này là bởi y học cổ truyền nổi bật về liệu pháp điều trị tổng thể và căn nguyên nhằm tạo sự cân bằng khí hóa trong cơ thể, bồi bổ nguyên khí, nâng cao sức đề kháng bệnh, cơn hen sẽ nhẹ đi, thưa dần và tiến đến không tái phát. Nhiều công trình nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy cơ chế gây bệnh và tái phát hen phế quản liên quan đến thay đổi miễn dịch của cơ thể.

Tìm ra thuốc có khả năng điều hòa miễn dịch là những nghiên cứu của y học hiện đại đã và đang tập trung hướng tới nhằm điều trị dứt điểm hen phế quản. Điều đó cũng cho thấy có điểm chung điều trị hen phế quản giữa y học cổ truyền với những nghiên cứu của y học hiện đại.

Kết hợp lý luận chặt chẽ, thống nhất điều trị bệnh hen phế quản của y học cổ truyền và những nghiên cứu của y học hiện đại, thuốc hen thảo dược đã ra đời, đem lại niềm tin mới cho cộng đồng bệnh nhân hen phế quản.

Thuốc hen thảo dược là chế phẩm dạng cao lỏng có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, kế thừa kinh nghiệm điều trị bệnh hen từ bài thuốc cổ phương của các lương y, đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. Thuốc hen thảo dược có công dụng tuyên phế bình suyễn, chỉ khái hóa đờm, ích khí bổ phổi, điều hòa vinh vệ.

Tác dụng phòng chống cơn hen tái phát, cải thiện mức độ của bệnh. Rất nhiều bệnh nhân sử dụng đã cho hiệu quả tốt, cơn hen sau nhẹ đi, thưa dần, sau không còn tái phát cơn hen nữa, bệnh nhân khỏe mạnh bình thường.

Một đợt điều trị của thuốc hen thảo dược chỉ kéo dài từ 8 - 10 tuần với thể bệnh nhẹ, thể bệnh nặng có thể điều trị kéo dài từ 1 - 2 đợt.

Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh hen và thuốc hen thảo dược tại website www.benhhen.vn.

Tin cùng chuyên mục