Hội nghị WB: Tăng tiếng nói các nước đang phát triển

Tại cuộc họp cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 25-4 ở Washington (Mỹ), 186 nước thành viên đã nhất trí tăng quyền bỏ phiếu của Trung Quốc lên đứng hàng thứ 3, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên một nước có nền kinh tế mới nổi đã vượt qua các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức… về quyền bỏ phiếu tại WB. Bình quân, WB đã nhất trí tăng 3,13% quyền bỏ phiếu về chính sách ngân hàng cho các nước đang phát triển, nâng “cổ phần” bỏ phiếu của các nước này trong các quyết định của ngân hàng lên 47,19%.

Tại cuộc họp cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 25-4 ở Washington (Mỹ), 186 nước thành viên đã nhất trí tăng quyền bỏ phiếu của Trung Quốc lên đứng hàng thứ 3, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên một nước có nền kinh tế mới nổi đã vượt qua các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức… về quyền bỏ phiếu tại WB. Bình quân, WB đã nhất trí tăng 3,13% quyền bỏ phiếu về chính sách ngân hàng cho các nước đang phát triển, nâng “cổ phần” bỏ phiếu của các nước này trong các quyết định của ngân hàng lên 47,19%.

Đây có thể xem là thắng lợi của các nước đang phát triển, bởi mới tháng trước, kế hoạch cải cách này chỉ nhận được sự ủng hộ của 65 nước thành viên. Chủ tịch WB Robert Zoellick khẳng định các nền kinh tế mới nổi hiện đang là “nguồn lực” quan trọng đối với công cuộc phục hồi kinh tế toàn cầu.

Theo WB, thậm chí trước khi xảy ra khủng hoảng, gần 3/5 tăng trưởng GDP toàn cầu xuất phát từ Trung Quốc và Ấn Độ. Năm nay, gần như toàn bộ tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ đến từ bên ngoài các nước giàu. Thực tế này đã khiến việc cải cách các định chế tài chính quốc tế - nơi sự phân chia quyền lực giữa các nhóm nước vốn đã bị xem là không còn hợp thời trước khi xảy ra khủng hoảng  - càng trở nên cấp bách hơn.

Kết quả hội nghị cấp cao lần này được coi là những thay đổi mang tính bước ngoặt của WB trong hơn 20 năm qua, thể hiện vai trò ngày càng lớn của các nước đang phát triển trong bàn cờ kinh tế toàn cầu hiện nay. Bàn cờ quyền lực đang dịch chuyển từ các nước thiết lập sang các nền kinh tế mới nổi.

Tại hội nghị, WB cũng thông qua vấn đề lớn là tăng thêm 5,1 tỷ USD, nâng tổng nguồn vốn cho vay lên 86,2 tỷ USD nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, trợ cấp, đầu tư trị giá hơn 100 tỷ USD mà WB cam kết từ tháng 7-2008. Đây là mức tăng đầu tiên trong hơn 20 năm qua. 

H.Chi

Tin cùng chuyên mục