Hơn 1.000 học sinh tham gia dự án liên môn khoa học tự nhiên và xã hội

Sáng 23-3, hơn 1.000 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) đã tham gia buổi báo cáo dự án học tập liên môn với tên gọi “Dấu ấn rồng bay”. Lần đầu tiên, học sinh phổ thông tham gia một dự án học tập kết hợp nhiều môn học ở cả 2 lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội gồm Lịch sử, Văn học, Địa lý, Ngoại ngữ, Toán, Sinh học và Hóa học.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
Hơn 1.000 học sinh tham gia dự án liên môn khoa học tự nhiên và xã hội

Theo thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ bộ môn Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn, dự án học tập "Dấu ấn rồng bay" được thực hiện với quy mô học sinh toàn trường.

Điểm đặc biệt của dự án học tập lần này là có sự kết hợp giữa các bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, qua đó giúp học sinh thấy được sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức tự nhiên và xã hội, đồng thời có thêm nhiều ứng dụng kiến thức vào đời sống.

Trước đó, học sinh đã có chuyến đi ngoại khóa mang tên “Hành trình di sản” vào tháng 12-2023 để tiếp cận thực tế các di sản ở các địa phương gồm Hà Nội, Quảng Bình và Ninh Bình.

LQĐ.3.jpg
Học sinh trình diễn trang phục làm từ vật liệu tái chế

Em Vũ Đoàn Minh Nhật, học sinh lớp 10A1, Trường THPT Lê Quý Đôn, cho biết, em được tận mắt quan sát cảnh đẹp vịnh Hạ Long nên nhóm em quyết định thực hiện làm gian hàng giới thiệu cảnh đẹp Vịnh Hạ Long.

"Trước đây, em chưa có nhiều kiến thức về danh lam thắng cảnh trong nước nhưng khi tham gia dự án, em có cơ hội tìm tòi, nghiên cứu về Vịnh Hạ Long, từ đó nhận ra vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh quan thiên nhiên đất nước", Minh Nhật bày tỏ.

LQĐ.1.jpg
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn tìm hiểu mô hình múa rối nước

Nhiều học sinh cho biết, việc học tập thông qua hình thức trải nghiệm giúp các em hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức. Ngoài ra, việc cùng nhau thực hiện sản phẩm giúp học sinh rèn kỹ năng làm việc nhóm, vận dụng kiến thức nhiều môn học để tạo ra sản phẩm có ứng dụng trong thực tế như trang phục làm từ vật liệu tái chế, mô hình hang động, sản phẩm từ các làng nghề truyền thống...

Tin cùng chuyên mục