Hợp pháp hóa việc sử dụng tạm lòng đường, hè phố qua thu phí

(SGGP).- Tại buổi họp báo chuyên đề về dự thảo Luật Phí và lệ phí ngày 4-6, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) giải thích, sở dĩ trong danh mục phí có khoản phí sử dụng tạm thời lề đường, lòng đường, hè phố là do trên thực tế, tại nhiều đô thị, lòng đường, hè phố đang phải sử dụng tạm nên phải thu. Việc thu phí này cũng đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Liên quan đến việc quy định thu phí sử dụng đường bộ trên đầu xe gắn máy có bất hợp lý hay không, ông Phạm Đình Thi cho rằng, khi có phương tiện thì đều sử dụng, dù ít hay nhiều. Vì vậy, để bảo trì, duy tu hệ thống đường bộ do ngân sách bỏ ra đầu tư thì cần phải thu loại phí này và phí này không phải là phí chồng phí.

(SGGP).- Tại buổi họp báo chuyên đề về dự thảo Luật Phí và lệ phí ngày 4-6, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) giải thích, sở dĩ trong danh mục phí có khoản phí sử dụng tạm thời lề đường, lòng đường, hè phố là do trên thực tế, tại nhiều đô thị, lòng đường, hè phố đang phải sử dụng tạm nên phải thu. Việc thu phí này cũng đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Liên quan đến việc quy định thu phí sử dụng đường bộ trên đầu xe gắn máy có bất hợp lý hay không, ông Phạm Đình Thi cho rằng, khi có phương tiện thì đều sử dụng, dù ít hay nhiều. Vì vậy, để bảo trì, duy tu hệ thống đường bộ do ngân sách bỏ ra đầu tư thì cần phải thu loại phí này và phí này không phải là phí chồng phí.

Trước đó, thẩm tra về dự án Luật Phí và lệ phí, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đề nghị Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, có thể bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí có số thu thấp, chi phí hành thu cao; một số khoản phí không phù hợp, có thể gây bức xúc cho người dân (như phí sử dụng lề đường, lòng đường, vỉa hè, phí giao thông đối với xe gắn máy...) nhằm giảm thủ tục hành chính, chi phí hành thu.

HÀ MY

Tin cùng chuyên mục