Mới đây, Công an huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) phối hợp Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai kiểm tra cơ sở sơ chế biến, thu mua trái cây Hùng Thuận tại xã Xuân Định (huyện Xuân Lộc), phát hiện 800 thùng sầu riêng với trọng lượng gần 14 tấn đã tẩm nhúng hóa chất. Thương lái mua sầu riêng của nông dân theo kiểu mua mão (vào mùa thu hoạch, thỏa thuận giá mua toàn bộ số trái trong vườn), do vậy để có lợi nhuận cao, một số thương lái tham lam tận thu cả các trái non rồi tẩm nhúng hóa chất ép chín, vàng ươm như trái chín rụng. Tình trạng đó cũng xảy ra ở nhiều vựa trái cây khác.
Ngay từ khâu trồng trọt, nhiều nông dân cũng lạm dụng hóa chất là thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng. Khi sử dụng những loại trái cây ngâm hóa chất, người tiêu dùng đã nạp vào cơ thể những chất độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mắc những bệnh về đường ruột, tiêu hóa hoặc có nguy cơ dẫn đến ung thư. Người phun xịt, tẩm nhúng hóa chất vào trái cây có biết và ý thức được rằng việc làm của mình có thể gây ra những tác hại đó không? Họ biết, thể hiện qua việc trang bị bảo hộ khi phun xịt, tẩm nhúng hóa chất. Có những nông dân lạm dụng hóa chất khi trồng cây ăn trái nhưng vẫn biết dành lại vài cây ở góc vườn không phun xịt hóa chất để riêng cho gia đình ăn.
Thực tế cho thấy nhiều người sản xuất - kinh doanh ngành thực phẩm thiếu lương tâm nghề nghiệp. Cách nay chưa lâu, dư luận đã xôn xao khi cơ quan chức năng phát hiện việc tiêm thuốc an thần cho hàng ngàn con heo trước khi giết mổ. Ở lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, đã có tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu loại bột thịt xương sản xuất thức ăn gia súc nhưng chỉ dùng làm phân bón, rồi bán lại cho các nhà máy trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ở lĩnh vực chăn nuôi, có tình trạng lạm dụng, sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, khiến phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật trong đường ruột của động vật và người ăn thịt, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, một số kháng sinh nhiễm thường xuyên trong thức ăn có thể gây ung thư.
Hiện nay, các thực phẩm từ thịt, hải sản, trái cây… đều có nguy cơ bị tẩm ướp hóa chất để tăng vẻ “tươi ngon” và kéo dài thời gian bảo quản, tiềm ẩn nhiều hiểm họa với sức khỏe người tiêu dùng. Vì sao những việc làm nhẫn tâm như vậy vẫn diễn ra? Cách giải thích ngắn gọn và chính xác nhất là do thiếu lương tâm nghề nghiệp. Chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý, khiến nhiều người táng tận lương tâm. Thật đáng tiếc khi ngày nay chúng ta ít nghe nhắc đến thành ngữ “lương tâm cắn rứt”. Khi còn cảm xúc đó, chắc chắn người ta sẽ ngại ngần không dám sử dụng chất độc hại cho vào thực phẩm mình bán ra; không dám bán hàng gian, hàng giả, thực phẩm bẩn để kiếm đồng tiền phi nghĩa, bất chính. Pháp luật dù được hoàn thiện đến đâu cũng không đủ chi phối hết được mọi hành vi, lĩnh vực hoạt động của con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Do vậy, cùng với nguyên tắc sống tuân thủ pháp luật, rất cần giáo dục, đề cao ý thức sống có đạo đức, có lương tâm, để không làm điều xấu, điều ác - cho dù không ai thấy, không ai biết, có thể qua mặt được pháp luật, có thể dễ dàng vụ lợi.
Về phía quản lý nhà nước, cần thay đổi cách quản lý hóa chất trong nông nghiệp hiệu quả hơn; thay đổi quan điểm trong sản xuất nông nghiệp, chuyển từ sản xuất nhiều sang sản xuất sạch và giá trị cao. Có chính sách phát triển nông nghiệp sạch, hạn chế sử dụng hóa chất, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học. Nên thường xuyên cập nhật các quy định về chất cấm sử dụng trong nông nghiệp và thực phẩm của các thị trường, nhằm kịp thời đưa ra lệnh cấm sử dụng tại Việt Nam; đồng thời có những biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn với kinh doanh hóa chất độc hại và sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng ngoài danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
Về phía người tiêu dùng, để chủ động phòng tránh thực phẩm bẩn, hãy là người tiêu dùng thông thái, trang bị cho mình những kiến thức thật tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên mua thực phẩm tại các cửa hàng có uy tín hoặc siêu thị để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Ngay từ khâu trồng trọt, nhiều nông dân cũng lạm dụng hóa chất là thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng. Khi sử dụng những loại trái cây ngâm hóa chất, người tiêu dùng đã nạp vào cơ thể những chất độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mắc những bệnh về đường ruột, tiêu hóa hoặc có nguy cơ dẫn đến ung thư. Người phun xịt, tẩm nhúng hóa chất vào trái cây có biết và ý thức được rằng việc làm của mình có thể gây ra những tác hại đó không? Họ biết, thể hiện qua việc trang bị bảo hộ khi phun xịt, tẩm nhúng hóa chất. Có những nông dân lạm dụng hóa chất khi trồng cây ăn trái nhưng vẫn biết dành lại vài cây ở góc vườn không phun xịt hóa chất để riêng cho gia đình ăn.
Thực tế cho thấy nhiều người sản xuất - kinh doanh ngành thực phẩm thiếu lương tâm nghề nghiệp. Cách nay chưa lâu, dư luận đã xôn xao khi cơ quan chức năng phát hiện việc tiêm thuốc an thần cho hàng ngàn con heo trước khi giết mổ. Ở lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, đã có tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu loại bột thịt xương sản xuất thức ăn gia súc nhưng chỉ dùng làm phân bón, rồi bán lại cho các nhà máy trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ở lĩnh vực chăn nuôi, có tình trạng lạm dụng, sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, khiến phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật trong đường ruột của động vật và người ăn thịt, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, một số kháng sinh nhiễm thường xuyên trong thức ăn có thể gây ung thư.
Hiện nay, các thực phẩm từ thịt, hải sản, trái cây… đều có nguy cơ bị tẩm ướp hóa chất để tăng vẻ “tươi ngon” và kéo dài thời gian bảo quản, tiềm ẩn nhiều hiểm họa với sức khỏe người tiêu dùng. Vì sao những việc làm nhẫn tâm như vậy vẫn diễn ra? Cách giải thích ngắn gọn và chính xác nhất là do thiếu lương tâm nghề nghiệp. Chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý, khiến nhiều người táng tận lương tâm. Thật đáng tiếc khi ngày nay chúng ta ít nghe nhắc đến thành ngữ “lương tâm cắn rứt”. Khi còn cảm xúc đó, chắc chắn người ta sẽ ngại ngần không dám sử dụng chất độc hại cho vào thực phẩm mình bán ra; không dám bán hàng gian, hàng giả, thực phẩm bẩn để kiếm đồng tiền phi nghĩa, bất chính. Pháp luật dù được hoàn thiện đến đâu cũng không đủ chi phối hết được mọi hành vi, lĩnh vực hoạt động của con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Do vậy, cùng với nguyên tắc sống tuân thủ pháp luật, rất cần giáo dục, đề cao ý thức sống có đạo đức, có lương tâm, để không làm điều xấu, điều ác - cho dù không ai thấy, không ai biết, có thể qua mặt được pháp luật, có thể dễ dàng vụ lợi.
Về phía quản lý nhà nước, cần thay đổi cách quản lý hóa chất trong nông nghiệp hiệu quả hơn; thay đổi quan điểm trong sản xuất nông nghiệp, chuyển từ sản xuất nhiều sang sản xuất sạch và giá trị cao. Có chính sách phát triển nông nghiệp sạch, hạn chế sử dụng hóa chất, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học. Nên thường xuyên cập nhật các quy định về chất cấm sử dụng trong nông nghiệp và thực phẩm của các thị trường, nhằm kịp thời đưa ra lệnh cấm sử dụng tại Việt Nam; đồng thời có những biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn với kinh doanh hóa chất độc hại và sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng ngoài danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
Về phía người tiêu dùng, để chủ động phòng tránh thực phẩm bẩn, hãy là người tiêu dùng thông thái, trang bị cho mình những kiến thức thật tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên mua thực phẩm tại các cửa hàng có uy tín hoặc siêu thị để đảm bảo chất lượng tốt nhất.