Theo bản dự thảo, tính chung, thứ hạng mong muốn của môi trường kinh doanh Việt Nam trong bảng xếp hạng Doing Business 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ tăng thêm 8 - 18 bậc, nghĩa là ở khoảng 60 đến 50 trong số 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, riêng chỉ số “Khởi sự kinh doanh” được đề xuất tăng thêm ít nhất 40 bậc bằng các giải pháp như: bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu con dấu; thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh; thực hiện cơ chế “một cửa” trong đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội; rút ngắn thời gian doanh nghiệp mua hóa đơn giá trị gia tăng hoặc tự in hóa đơn xuống dưới 4 ngày... Hiện thứ hạng về khởi sự kinh doanh của Việt Nam vẫn ở mức dưới trung bình, xếp 123/190 nền kinh tế được WB xếp hạng.
Chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng được dự kiến cải thiện 10 bậc; chỉ số phá sản doanh nghiệp tăng thêm 10 bậc. Về điều kiện kinh doanh, dự kiến sẽ hoàn thành việc bãi bỏ ít nhất 1/3 - 1/2 số quy định hiện có; thu hẹp danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, giảm ít nhất 50% các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành; giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30% - 35% hiện nay xuống còn 15%.
Theo các nhà phân tích, việc tiếp tục thực hiện những động thái quyết liệt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam là hết sức cần thiết. Cú bứt phá tăng 14 bậc của môi trường kinh doanh Việt Nam trên bảng xếp hạng Doing Business 2018 của WB tuy rất đáng ghi nhận nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh các nước trong khu vực cũng đang nỗ lực vượt bậc để trở thành những “thỏi nam châm” thu hút đầu tư quốc tế.
Hiện chúng ta vẫn chưa đạt “mức độ trung bình của các nước ASEAN 4” như mục tiêu của Chính phủ. Trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh 2018, Việt Nam đứng sau 5 nước trong khu vực ASEAN, gồm: Singapore (thứ 2); Malaysia (thứ 24); Thái Lan (thứ 26) và Brunei (thứ 56). Trong khi đó, Thái Lan (thứ hạng 26), Brunei (thứ hạng 56) có tốc độ tăng hạng còn ấn tượng hơn Việt Nam - với mức tăng tương ứng là 20 và 16 bậc. Indonesia tuy đứng ở hạng 72, xếp sau Việt Nam nhưng đã tăng tới 19 bậc trong năm qua, bám đuổi rất sát vị trí thứ 68 của Việt Nam.
Mặc dù quyết tâm của Chính phủ trong lĩnh vực này đã được khẳng định mạnh mẽ với 4 phiên bản của Nghị quyết 19, nhưng cho đến nay, ngoài Bộ Công thương đã hoàn thành nhiệm vụ, mới chỉ có thêm Bộ Xây dựng đã trình dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư - kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình. Vẫn còn nhiều bộ ngành, trong đó có: Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên - Môi trường... chưa có phương án cụ thể để cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính. Một số bộ, ngành vẫn đưa ra các điều kiện chung, thuộc sự quản lý của cơ quan khác vào các quy định thuộc phạm vi do mình quản lý.
Vì thế, nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại cuộc làm việc với Bộ Tài chính ngày 26-2, “vui xuân như thế là đã đủ, đã đến lúc tăng tốc hoàn thành những nhiệm vụ của năm bản lề 2018”. Trong đó, nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, phấn đấu đạt mức trung bình của ASEAN 4 vẫn đang là thách thức không nhỏ đặt ra. Bởi rõ ràng, để thay đổi thói quen, tư duy quản lý sang phục vụ của nhiều bộ, ngành, địa phương là việc không hề dễ dàng.
Chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng được dự kiến cải thiện 10 bậc; chỉ số phá sản doanh nghiệp tăng thêm 10 bậc. Về điều kiện kinh doanh, dự kiến sẽ hoàn thành việc bãi bỏ ít nhất 1/3 - 1/2 số quy định hiện có; thu hẹp danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, giảm ít nhất 50% các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành; giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30% - 35% hiện nay xuống còn 15%.
Theo các nhà phân tích, việc tiếp tục thực hiện những động thái quyết liệt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam là hết sức cần thiết. Cú bứt phá tăng 14 bậc của môi trường kinh doanh Việt Nam trên bảng xếp hạng Doing Business 2018 của WB tuy rất đáng ghi nhận nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh các nước trong khu vực cũng đang nỗ lực vượt bậc để trở thành những “thỏi nam châm” thu hút đầu tư quốc tế.
Hiện chúng ta vẫn chưa đạt “mức độ trung bình của các nước ASEAN 4” như mục tiêu của Chính phủ. Trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh 2018, Việt Nam đứng sau 5 nước trong khu vực ASEAN, gồm: Singapore (thứ 2); Malaysia (thứ 24); Thái Lan (thứ 26) và Brunei (thứ 56). Trong khi đó, Thái Lan (thứ hạng 26), Brunei (thứ hạng 56) có tốc độ tăng hạng còn ấn tượng hơn Việt Nam - với mức tăng tương ứng là 20 và 16 bậc. Indonesia tuy đứng ở hạng 72, xếp sau Việt Nam nhưng đã tăng tới 19 bậc trong năm qua, bám đuổi rất sát vị trí thứ 68 của Việt Nam.
Mặc dù quyết tâm của Chính phủ trong lĩnh vực này đã được khẳng định mạnh mẽ với 4 phiên bản của Nghị quyết 19, nhưng cho đến nay, ngoài Bộ Công thương đã hoàn thành nhiệm vụ, mới chỉ có thêm Bộ Xây dựng đã trình dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư - kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình. Vẫn còn nhiều bộ ngành, trong đó có: Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên - Môi trường... chưa có phương án cụ thể để cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính. Một số bộ, ngành vẫn đưa ra các điều kiện chung, thuộc sự quản lý của cơ quan khác vào các quy định thuộc phạm vi do mình quản lý.
Vì thế, nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại cuộc làm việc với Bộ Tài chính ngày 26-2, “vui xuân như thế là đã đủ, đã đến lúc tăng tốc hoàn thành những nhiệm vụ của năm bản lề 2018”. Trong đó, nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, phấn đấu đạt mức trung bình của ASEAN 4 vẫn đang là thách thức không nhỏ đặt ra. Bởi rõ ràng, để thay đổi thói quen, tư duy quản lý sang phục vụ của nhiều bộ, ngành, địa phương là việc không hề dễ dàng.