Lùi thời gian tuyển sinh năm 2020 ​

Chiều 28-8, Bộ Giáo dục-Đào tạo có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, sở GD-ĐT về điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh trình độ đại học-cao đẳng.
Thí sinh dự thi THPT 2020. Ảnh: QUANG PHÚC
Thí sinh dự thi THPT 2020. Ảnh: QUANG PHÚC

Theo đó, do tác động của dịch Covid-19, phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 từ ngày 2 đến 4-9, nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh tham dự kỳ thi đợt 2, Bộ GD-ĐT điều chỉnh một số mốc thời gian trong lịch triển khai công tác tuyển sinh trình độ đại học-cao đẳng. Lịch tuyển sinh sẽ lùi lại khoảng 10 ngày.

Cụ thể, trước ngày 10-9, các trường cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT kết quả sơ tuyển, kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt, kết quả thi các môn năng khiếu (nếu có) đối với xét tuyển đợt 1 và trước các đợt xét tuyển bổ sung do trường quy định (lịch cũ là trước ngày 30-8).

Các trường cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và xác nhận nhập học vào Hệ thống cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh đối với các thí sinh xét tuyển thẳng; các thí sinh xét tuyển theo các phương thức tuyển sinh của trường trước ngày 15-9 đối với các đợt tuyển sinh đã xác nhận nhập học trước ngày 10-9.

Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe dự kiến trước ngày 17-9 (lịch cũ là trước ngày 7-9).

Các trường điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trang thông tin điện tử của trường trước ngày 18-9.

Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) theo phương thức trực tuyến từ ngày 19-9 đến 17 giờ ngày 25-9. Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng Phiếu ĐKXT từ ngày 19-9 đến 17 giờ ngày 27-9. Thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có (chỉ áp dụng đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng phiếu, bao gồm cả thí sinh có kết quả phúc khảo sau ngày 27-9 trước 17 giờ ngày 29-9.

Điểm thu nhận hồ sơ hoàn thành việc cập nhật thông tin về điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của tất cả thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trước 17 giờ ngày 30-9.

Hướng dẫn cũng chỉ rõ, thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1 từ ngày 2-10 đến 17 giờ ngày 4-10. Các trường công bố kết quả trúng tuyển đợt 1trước 17 giờ ngày 5-10. Thí sinh xác nhận nhập học đợt 1 trước 17 giờ ngày 10-10 (tính theo dấu bưu điện). Các trường cập nhật thông tin thí sinh xác nhận nhập học vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trước 17 giờ ngày 14-10.

Các trường xét tuyển bổ sung (các trường chủ động công bố lịch tuyển sinh bổ sung trước 15 ngày so với ngày xét tuyển) từ ngày 15-10.Các trường xét tuyển các đợt tiếp theo và cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định từ tháng 8 đến 12-2020. Các trường báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2020 trước ngày 28-2-2021.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường, các sở GD-ĐT quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc theo thời gian điều chỉnh.

Thí sinh đợt 1 phải “chờ” thí sinh đợt 2 để cùng điều chỉnh nguyện vọng

Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, lịch tuyển sinh sau khi điều chỉnh có thời gian lùi tối đa 7 ngày so với lịch đã công bố đối với đợt 1 xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Cụ thể, Bộ GD-ĐT sẽ xác định và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng các ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT lần 2. Thời gian thí sinh bắt đầu được điều chỉnh nguyện vọng sẽ thực hiện sau khi các Sở xét công nhận tốt nghiệp sơ bộ đợt 2, trong đó thời gian cho điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là 7 ngày (từ ngày 19 đến 25-9 và điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu là 9 ngày, từ ngày 19 đến 27-9).

Để thống nhất công tác xét tuyển, lọc ảo trong toàn hệ thống, Bộ GD-ĐT quyết định điều chỉnh thời điểm tổ chức xét tuyển lọc ảo (như dự kiến ban đầu, thời điểm điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh thi đợt 1 sẽ lùi xuống 6 ngày) để kết hợp với điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh thi đợt 2.

Lý giải về việc thí sinh đợt 1 phải “chờ” thí sinh đợt 2 để cùng điều chỉnh nguyện vọng, Bộ GD-ĐT cho biết, trước đó, Bộ cũng đã chỉ đạo các trường dành lại chỉ tiêu cho các thí sinh thi đợt 2 (27 địa phương với hơn 26.000 thí sinh). Tuy nhiên, việc xác định chỉ tiêu cho thí sinh trên rất phức tạp đối với các trường (cụ thể là dành chỉ tiêu với từng ngành từng tổ hợp của từng trường). Nếu lùi thời gian điều chỉnh nguyện vọng và xét tuyển thì quy trình tổ chức điều chỉnh nguyện vọng và tổ chức xét tuyển sẽ giữ nguyên như năm 2019, đảm bảo tính ổn định, khách quan và công bằng cho thí sinh toàn quốc, giảm áp lực cho các trường.

Theo Quy chế tuyển sinh, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng. Như vậy, việc tổ chức điều chỉnh nguyện vọng chung cho cả 2 đợt thi sẽ cho phép thí sinh đợt 2 được cùng tham gia điều chỉnh nguyện vọng cùng với thí sinh thi đợt 1. Điều này rất quan trọng với các thí sinh chuẩn bị thi đợt 2, các em sẽ không có tâm lý bị “nằm ngoài” hệ thống, cùng được xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng một cách công bằng.

Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, việc tổ chức điều chỉnh nguyện vọng chung cho cả 2 đợt thi cũng sẽ khắc phục tình trạng: do Quy chế đã quy định điểm trúng tuyển lần 2 không được thấp hơn lần 1. Nếu thí sinh lần 2 đã biết điểm, có thể tập trung điều chỉnh nguyện vọng để đăng ký vào ngành đó, gây áp lực lên trường về chỉ tiêu và có thể không đảm bảo sự công bằng với thí sinh thi đợt 1.

Giải pháp này cũng sẽ góp phần giữ ổn định toàn hệ thống, giúp các cơ sở đào tạo chủ động xác định được nguồn tuyển (số lượng nguyện vọng ĐKXT) để lựa chọn được phương án tuyển sinh phù hợp, đảm bảo thực hiện được ngay toàn bộ chỉ tiêu tuyển sinh do nhà trường đã xác định và công bố công khai trong Đề án tuyển sinh của trường.

Theo Bộ GD-ĐT, do nguyên nhân khách quan khiến thời gian thi, công tác điều chỉnh nguyện vọng, xét tuyển… đều phải điều chỉnh khiến thời điểm nhập học và khai giảng của sinh viên năm thứ nhất sẽ phải lùi chậm lại. Tuy vậy, kế hoạch học tập của các khóa khác của các cơ sở đào tạo không bị ảnh hưởng.

Tổng thời gian cho các công tác tổ chức thi, điều chỉnh nguyện vọng, xét tuyển, nhập học vẫn như năm 2019. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, các trường cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức giảng dạy học tập cho sinh viên năm thứ nhất, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo chương trình đào tạo.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Căng thẳng kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Căng thẳng kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Hôm nay (5-6), hơn 96.000 học sinh lớp 9 trên địa bàn TPHCM bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2023-2024. Trong ngày đầu tiên làm thủ tục, thí sinh được nghe phổ biến quy chế thi, đính chính sai sót thông tin (nếu có).

Hướng nghiệp - tuyển sinh

Muốn làm giáo viên dạy Sử, cần chứng chỉ gì?

Con tôi muốn theo học ngành Lịch sử của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM). Sau khi ra trường, cháu muốn làm giáo viên thì cần thêm những chứng chỉ đào tạo gì? (MINH LONG, 52 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TPHCM)

Giáo dục hội nhập

Đại học Quốc gia TPHCM: Đẩy mạnh chuyển đổi số

Năm 2023, Đại học Quốc gia TPHCM xác định ưu tiên nguồn lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác đào tạo, khoa học - công nghệ. Đại học này tiếp tục xây dựng bài giảng số cho các môn chung và 20-30 môn học/học phần tại các đơn vị thành viên.

Giải thưởng Võ Trường Toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng Nguyễn Văn Hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng Tôn Đức Thắng

Viết những ước mơ

Trong hàng ngàn sáng kiến, cải tiến được ứng dụng vào thực tiễn do những công nhân, kỹ sư đoạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng thực hiện, có không ít nỗ lực của các nữ công nhân, nữ kỹ sư ngày đêm cần mẫn tìm tòi, nghiên cứu. Nhiều sản phẩm, ý tưởng của các chị được ứng dụng vào thực tiễn, không chỉ mang lại giá trị cho đơn vị mà còn nâng tầm sản phẩm Việt.