Bệnh về đường tiêu hóa
Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng...
Táo bón là một bệnh do nhiều lý do khác nhau nhưng trong đó có một lý do mà người cao tuổi hay gặp phải là do ít vận động. Một số người cao tuổi thường ngồi một chỗ, thêm vào đó là ít ăn rau, uống ít nước nên rất dễ bị bệnh trĩ.
Người cao tuổi cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính... Các loại bệnh này thường làm cho người cao tuổi rất khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh ở người cao tuổi phát sinh.
Cholesterol, triglycerid; rối loạn về chức năng gan: SGOT, SGPT; đái tháo đường (bệnh tiểu đường) cũng là một số biểu hiện dễ gặp ở người cao tuổi do suy giảm chức năng sinh lý; đi kèm các rối loạn một số chỉ số này thường gặp ở người cao tuổi có tăng huyết áp, viêm gan, nghiện rượu…
Bệnh đái tháo đường không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn gặp ở người tuổi trẻ nhưng với người cao tuổi thường ít được phát hiện mà khi đã phát hiện bệnh thì thường muộn, đôi khi đã có biến chứng.
Ngoài ra, người ta còn thấy người cao tuổi thường thiếu một lượng nước cần thiết do thói quen uống ít nước hoặc ăn nhiều chất đạm như: cá, trứng, thịt gà, thịt lợn, thịt bò… làm xuất hiện một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc làm da khô, nứt nẻ khó chịu…
Khi bước vào tuổi già các cơ của mí mắt bắt đầu suy yếu. Vùng da xung quanh mắt cũng trở nên mỏng hơn, để lại những vết nhăn dưới mắt. Chưa kể, quá trình bài tiết nước mắt để dưỡng ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng cho giác mạc cũng bị giảm đi đáng kể. Từ đó gây ra chứng khô mắt, lão hóa điểm vàng hoặc đục thủy tinh thể.
Khi những bệnh này ghé thăm sẽ khiến mắt dễ bị suy giảm thị lực khiến tầm nhìn bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, bạn phải đối mặt với chứng bệnh tăng nhãn áp hoặc đột ngột bị mất thị lực.
Phòng bệnh và điều trị:
- Nên khám mắt thường xuyên để phát hiện sức khỏe thị giác.
- Luôn bảo vệ mắt bằng cách vệ sinh mắt, cung cấp dinh dưỡng cho mắt, sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh đái tháo đường, nhất là đái tháo đường tuýp 2 đang là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở những người trên 45 tuổi.
Tuy là căn bệnh nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nhưng ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này do di truyền, môi trường địa lý, thói quen sống chưa lành mạnh...
Nhiều người chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng như: giảm thị lực do đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc, biến chứng thận, biến chứng tim mạch. Điều này gây thêm những tốn kém cho quá trình điều trị cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Phòng bệnh và điều trị:
- Khi nghi ngờ mắc đái tháo đường, bạn cần đến bệnh viện thăm khám sớm để được làm các xét nghiệm cụ thể.
- Tùy từng loại đái tháo đường, bạn cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau: chế độ ăn uống, tập luyện và uống thuốc hạ đường máu.
Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa purin do sự lắng đọng axit uric ở khớp, gây viêm khớp, bạn sẽ phải chịu trận với tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau, phù nề ở khớp ngón chân cái, khớp ngón tay, cổ tay… Những triệu chứng này thường khởi phát đột ngột về đêm hoặc sau khi uống nhiều bia rượu.
Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh sẽ tái phát nặng nề và có thể gây tổn thương xương khớp, hủy hoại đầu xương, dẫn đến tàn phế.
Phòng bệnh và điều trị:
- Thay đổi lối sống giúp hỗ trợ điều trị: giảm béo, tránh ăn nhiều đạm động vật, không uống rượu bia, uống nhiều nước, thể dục thể thao...
- Uống thuốc kháng viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Bước vào tuổi trung niên trở đi, khung xương thường không còn được mềm dẻo, các khớp cứng hơn và bắt đầu bị lão hóa. Bạn sẽ cảm thấy thường xuyên cảm bị đau lưng, mỏi gối, đau mỗi khi làm việc nặng nhọc hay khiêng nặng.
Khi mắc những dấu hiệu kể trên, có thể bạn đã bị chứng đau xương khớp, cụp xương sống hoặc thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm gây khó chịu, đau nhức khủng khiếp.
Phòng bệnh và điều trị:
- Khi bị đau nhức khớp, người bệnh nên tới các trung tâm y tế xác định nguyên nhân gây tổn thương khớp để có chỉ định điều trị sớm.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo omega-3, các loại rau lá xanh, trái cây nhiều vitamin C.
- Hàng ngày vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp.
Tiểu đêm nhiều lần
Tiểu đêm là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người, chúng rất phổ biến ở lứa tuổi trung niên và tỉ lệ mắc tiểu đêm ở cả nam và nữ tương đương nhau.
Khi đi tiểu với tần suất quá 2 lần/đêm, bạn có thể bị mắc chứng tiểu đêm. Mắc chứng bệnh này, người bệnh thường phải khổ sở thức dậy đi tiểu nhiều lần giữa đêm. Điều này ảnh hưởng trầm trọng tới giấc ngủ, khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi kéo dài. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, công việc và sa sút, suy nhược sức khỏe.
Nếu như theo Tây y, nguyên nhân khiến những người trung niên mắc chứng tiểu đêm là do các bệnh lý đường tiết niệu, do sử dụng các thuốc lợi tiểu hay các bệnh lý mạn tính... thì theo Đông y, chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do thận dương hư yếu.
Phòng bệnh và điều trị:
- Hạn chế uống nước, ăn canh lợi tiểu vào buổi tối, đi tiểu trước khi đi ngủ.
- Khám trực tràng ở nam giới đánh giá tiền liệt tuyến; khám khung chậu ở nữ giới để tránh nhiễm khuẩn đường tiểu.
- Dùng các thảo dược hỗ trợ trị chứng tiểu đêm như Trinh nữ hoàng cung (có tác dụng chữa u xơ, ung thư tử cung ở phụ nữ, u xơ phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới); Thỏ ty tử (có tác dụng bổ can, thận ích tinh thuỷ, mạnh gân cốt, dùng chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, chân lưng mỏi đau, tiểu tiện đục); Kim anh tử (có tác dụng kiện tinh, mạnh ruột, dùng chữa di tinh, đái són, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ khí hư, bạch đới…); Ích trí nhân (có tác dụng làm ấm thận, dùng làm thuốc chữa đái dầm); Xà sàng tử (có tác dụng ích thận khử phong táo thấp)….
Đột quỵ
Tim mạch là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, trong đó nhiều nhất là bệnh lý về xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, cao huyết áp, đột quỵ… Đây là những bệnh có mức độ nguy hiểm rất cao, luôn đe dọa tính mạng người cao tuổi. Nguyên nhân chính là do sự mất kiểm soát về mỡ máu dẫn tới gia tăng đột biến các phân tử cholesterol, gây tắc nghẽn mạch và sự mất độ đàn hồi do lão hóa của các mạch máu.
Một số biện pháp phòng bệnh
Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh hoặc khi nghĩ cá nhân mình không có bệnh. Vì khi đi khám bệnh định kỳ hay không định kỳ; nếu có bệnh thầy thuốc sẽ phát hiện ra bệnh và ngay cả khi không có bệnh sẽ được thầy thuốc đưa ra những lời khuyên và tư vấn hữu ích.
Không nên nằm hoặc ngồi lâu một chỗ mà nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà, trong vườn hoặc nơi có điều kiện thuận lợi như gần công viên, câu lạc bộ và nên đến những nơi này để vừa tập, vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi, tâm sự để giải tỏa một phần bức xúc và có thể học tập kinh nghiêm lẫn nhau trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe thì càng tốt.
Để tránh thiếu lượng nước cần thiết nên uống nước đều đặn và đầy đủ vào buổi sáng (trung bình cần từ 2 đến 2,5 lít nước/ngày). Cần ăn nhiều chất xơ: rau, củ, quả cũng là một hình thức cung cấp một lượng nước đáng kể, cung cấp chất xơ để hạn chế táo bón, đồng thời bổ sung lượng vitamin tự nhiên nhưng rất cần thiết ở người cao tuổi.
Buổi tối trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước có thể gây nên hiện tượng đi tiểu đêm và càng không nên uống nhiều rượu, bia, không hút thuốc lá, thuốc lào làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ngoài ra, gia đình của người cao tuổi: con, cháu nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau cũng góp phần đáng kể làm cho người cao tuổi ít bệnh tật và cảm thấy cuộc sống đầm ấm, thoải mái về tinh thần.