Ngành giáo dục “Chuyển mình” trong năm mới

Khép lại năm 2011, ngành giáo dục gây “rúng động” dư luận bằng quyết định dừng tuyển sinh đối với một số trường đại học và nhiều ngành đào tạo. Bước vào năm 2012, liệu ngành giáo dục có quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, mạnh tay xử lý các sai phạm? Điều này đang được cả xã hội trông chờ.
Ngành giáo dục “Chuyển mình” trong năm mới

Khép lại năm 2011, ngành giáo dục gây “rúng động” dư luận bằng quyết định dừng tuyển sinh đối với một số trường đại học và nhiều ngành đào tạo. Bước vào năm 2012, liệu ngành giáo dục có quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, mạnh tay xử lý các sai phạm? Điều này đang được cả xã hội trông chờ.

  • Giao quyền chủ động nhiều hơn

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, hiện bộ đang phát huy trí tuệ tập thể, huy động các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành giáo dục xây dựng đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng...

Trong những tháng cuối năm 2011, bộ đã tiến hành thanh tra, kiểm tra một số trường ĐH-CĐ và các cơ sở đào tạo có liên kết đào tạo với nước ngoài. Đồng thời kiên quyết xử lý các đơn vị có biểu hiện sai phạm cũng như không đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định. Đây là những việc làm đúng và trúng, nhận được sự đồng thuận và đánh giá cao từ phía dư luận xã hội.

Sinh viên khoa Điện tử viễn thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thực tập trong phòng thí nghiệm.

Sinh viên khoa Điện tử viễn thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thực tập trong phòng thí nghiệm.

Ở bậc học phổ thông, trong năm qua, Bộ GD-ĐT chủ trương cũng như triển khai thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản ở các cấp học phổ thông của các sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố. Các địa phương trong cả nước đã nhanh chóng triển khai việc này ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Tuy còn rất nhiều việc phải bổ sung, chỉnh sửa trong hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học, nhưng Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, bằng chủ trương này đã chứng tỏ bộ tin tưởng và trao niềm tin, trách nhiệm vào đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong việc từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại cơ sở giáo dục của mình. Làm như vậy tức là Bộ GD-ĐT đã chuyển từ chỗ cầm tay chỉ đến chỗ dành quyền chủ động nhiều hơn cho cơ sở giáo dục và từng giáo viên... Thực tế, Bộ GD-ĐT cũng đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 sẽ giao quyền tự chủ cho địa phương từ công tác chấm thi đến coi thi, bộ chỉ ra đề thi chung và tăng cường khâu giám sát kỳ thi.

  • Thông điệp rõ ràng

Trong năm mới 2012, ngành giáo dục có nhiều việc lớn phải làm, trong đó có việc phải hoàn thành đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Cùng với đó là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, trước mắt ngành sẽ phải thay đổi tư duy, chuyển từ cung cách quản lý hành chính, quản lý số lượng sang quản lý nhà nước và chất lượng...

Về giáo dục đại học, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, năm 2012, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung hoàn thiện dự án Luật Giáo dục đại học, tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý giáo dục cho địa phương. Đặc biệt sẽ tập trung thanh tra việc cam kết thực hiện cam kết thành lập trường, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của tất cả các trường ĐH-CĐ, thanh tra liên kết đào tạo, các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài. Giáo dục đại học sẽ không còn tình trạng phát triển nóng, thay vào đó là tập trung nâng cao chất lượng thay vì chạy theo số lượng.

Vì vậy, việc tới đây có thêm nhiều trường ĐH-CĐ, nhiều ngành đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh do không bảo đảm điều kiện giáo dục sẽ không còn là chuyện lạ của ngành. Và để chấn chỉnh các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo theo đúng yêu cầu, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định Bộ GD-ĐT sẽ siết chặt quản lý đào tạo liên thông, vừa học vừa làm và đào tạo theo địa chỉ vì hiện nay ở một số nơi các hoạt động đào tạo này đã trở nên lệch lạc và méo mó.

Cũng nằm trong nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục ĐH-CĐ, “Ngành sẽ tiếp tục triển khai đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH-CĐ từ nay đến năm 2020. Đồng thời, xây dựng và triển khai đề án về chính sách thu hút chuyên gia Việt Nam trình độ cao ở nước ngoài về tham gia quản lý và triển khai nghiên cứu khoa học, giảng dạy đại học giai đoạn 2012-2015”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết. Năm 2012 cũng là năm Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới phương thức giao chỉ tiêu tuyển sinh, di dời một số trường ĐH-CĐ từ nội thành TP Hà Nội và TPHCM đến các khu quy hoạch…

Nhiều đầu việc quan trọng. Thông điệp của lãnh đạo bộ đã rõ ràng. Vấn đề là quyết liệt triển khai để bảo đảm hiệu quả cao nhất. Điều này đang được cả xã hội trông chờ ở ngành giáo dục.

Bộ GD-ĐT sẽ kiên quyết xử lý nghiêm những vi phạm. Về việc trao quyền tự chủ cho các nhà trường, bộ chủ trương giao quyền tự chủ lần lượt cho các nhà trường, nhưng bộ sẽ giữ lại quyền quyết định mở ngành vì việc này liên quan đến quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực của đất nước

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận

PHAN THẢO

Tin cùng chuyên mục