Ngày 28-3, liên quan tới vụ ngộ độc tập thể sau khi ăn cá chép ủ muối chua ở Quảng Nam làm 10 người nhập viện, trong đó có 1 người tử vong, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho biết đã nhận 22 mẫu liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam cung cấp.
Sau khi sử dụng thực phẩm do người lạ phát trước cổng trường, hai nữ sinh ở Đà Lạt có dấu hiệu bị đau bụng. Ngành giáo dục địa phương sau đó đã lên tiếng cảnh báo.
Ngày 27-3, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh và các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do ăn phải các loại cây, hoa, quả có khả năng gây độc.
Qua điều tra, cơ quan công an đã xác định được 4 người lạ mặt phát bóng bay ở Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, trong đó có 2 người có quốc tịch nước ngoài.
Tin nóng buổi trưa của SGGPO ngày 23-3 có các thông tin: TPHCM phát hiện chùm ca bệnh cúm A (H1N1) tại trường học; Hơn 30 học sinh bị ngộ độc sau khi nhận bóng bay từ người lạ; 6 người nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc chất gây nghiện; Bắt 2 nghi can trong vụ vận chuyển hơn 11kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất...
Sáng 23-3, TS-BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, 3 bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum do ăn cá muối ủ chua tại Quảng Nam sẽ được bệnh viện miễn phí thuốc BAT (Botulism Antitoxin Heptavalent). Thuốc này có giá 8.000USD/lọ, quý hiếm trên thế giới.
Thuốc BAT (Botulism Antitoxin Heptavalent) giải độc Botulinum chỉ có duy nhất một công ty tại Canada sản xuất, thuộc loại quý hiếm và đắt đỏ trên thế giới.
Vụ ngộ độc tập thể độc chất Botulinum do ăn cá chép ủ muối chua ở Quảng Nam khiến 10 người phải nhập viện nguy kịch, trong đó có 1 ca tử vong, khiến dư luận không khỏi lo lắng về nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ các món ăn chế biến sẵn không đảm bảo an toàn. Đáng lo ngại hơn, công tác điều trị các vụ ngộ độc này gặp không ít khó khăn do thiếu thuốc giải độc đặc trị.
3 bệnh nhân nặng phải thở máy (1 nữ, 2 nam là người lớn) đã được các bác sĩ chỉ định tiêm thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) dùng giải ngộ độc tố Clostridium Botulinum. Đến nay, 2/3 bệnh nhân có cải thiện tốt sau truyền thuốc giải độc, tiên lượng khá; 1 bệnh nhân tiên lượng dè dặt
TS-BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh viện vừa mang thuốc giải độc ra Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum.
Chiều 10-3, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, sáng cùng ngày, các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân đã cấp cứu kịp thời cho 11 em học sinh bị ngộ độc do ăn hạt quả ngô đồng.
Sáng 14-2, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An cho biết, vừa tiếp nhận, cấp cứu và điều trị cho 5 bệnh nhân nghi bị ngộ độc sau khi uống rượu.
Sau khi ăn chè đậu trắng được phát miễn phí tại huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang), tổng cộng có 88 người xuất hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Trong đó có 35 trường hợp nhập viện, 4 trường hợp diễn biến nặng phải chuyển lên tuyến trên cấp cứu. Đến nay đã có 1 người tử vong.
Sáng 29-11, Ban An toàn thực phẩm (ATTP) và Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức hội nghị đánh giá và định hướng công tác đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các trường học trên địa bàn Đà Nẵng năm 2022.
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại các bếp ăn tập thể của trường học đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên thực tế cho thấy, tại nhiều trường học, việc đảm bảo ATVSTP đang là vấn đề rất đáng lo ngại khi liên tiếp nhiều vụ ngộ độc tập thể xảy ra.
Ngày 30-10, Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An cho biết, đã chuyển ông Phan Văn H. (64 tuổi, ngụ ấp Nhơn Thuận, xã Nhơn Thạnh Trung, TP Tân An, tỉnh Long An) đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) để tiếp tục điều trị, nghi do ngộ độc rượu.