Theo The Guardian, đây là lần đầu tiên trong hơn nửa thế kỷ, người dân Thụy Điển được cung cấp thông tin về cách thức chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh. Được xuất bản theo yêu cầu của chính phủ bằng 13 thứ tiếng, cuốn cẩm nang mang tên If crisis or war comes (tạm dịch Nếu khủng hoảng hay chiến tranh xảy ra) sẽ được phát miễn phí từ ngày 28-5 đến 3-6 cho 4,8/10 triệu hộ gia đình ở Thụy Điển.
Cuốn sổ khoảng 20 trang có hình minh họa, cung cấp các biện pháp như tìm nơi trú ẩn ở đâu, dự trữ những loại lương thực gì, các nguồn thông tin nào đáng tin cậy… trong các trường hợp xảy ra chiến tranh, tấn công khủng bố, tin tặc, tai nạn nghiêm trọng hay thảm họa thiên nhiên. Chính phủ Thụy Điển cho biết, nước này “an toàn hơn nhiều nước khác nhưng vẫn tồn tại những mối đe dọa”. Ngoài khuyến cáo công dân Thụy Điển dự trữ thực phẩm đóng hộp, nước đóng chai, chăn, cuốn cẩm nang cũng chỉ dẫn họ cách đảm bảo quản lý nguồn cung cấp nước, thực phẩm, giữ ấm và thông tin liên lạc khi các dịch vụ công cộng bị gián đoạn. Hơn nữa, nội dung còn nêu rõ, tất cả công dân Thụy Điển hay người nước ngoài sống ở nước này đều cần phát huy vai trò của mình trong trường hợp khủng hoảng xảy ra. Cụ thể, tùy thuộc tình trạng sức khỏe, một cá nhân có nghĩa vụ tham gia lực lượng vũ trang hoặc làm việc cho các cơ quan dân sự, cơ quan chính phủ trong trường hợp đất nước bị đe dọa. Cuốn cẩm nang cũng liệt kê mọi thứ, từ tai nạn nghiêm trọng, thời tiết cực đoan và các cuộc tấn công công nghệ thông tin, tới kịch bản xấu nhất là xảy ra chiến tranh. Ngoài ra tài liệu của MSB cũng hướng dẫn cách xử lý thông tin sai lệch, khuyến khích công dân Thụy Điển thẩm định thông tin… Cùng với việc cung cấp thông tin cho người dân, Stockholm cũng tăng cường ngân sách cho quốc phòng. Năm 2017, Thụy Điển thực hiện tập trận quân sự lớn nhất trong một phần tư thế kỷ, đồng thời với việc yêu cầu công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và công bố kế hoạch chung với Đan Mạch nhằm chống lại nguy cơ tấn công mạng và làm giả tin tức.
Là quốc gia không có xung đột vũ trang từ hơn 2 thế kỷ qua, không là thành viên của NATO nhưng Thụy Điển lại ký đối tác hòa bình năm 1994 nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự giữa NATO với các nước không phải là thành viên. Chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc tại Thụy Điển cũng được khôi phục từ đầu năm nay. Chính phủ Thụy Điển cho biết, động thái này nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho quân đội trước các mối đe dọa an ninh đang gia tăng tại châu Âu vì “môi trường an ninh ở châu Âu và khu vực tiếp giáp với Thụy Điển đã xấu đi, trong khi binh lính tình nguyện không cung cấp đủ nhân lực có trình độ cho quân đội”. Sau khi khôi phục chế độ này, Stockholm dự kiến tuyển khoảng 4.000 tân binh/năm trong giai đoạn 2018-2019. Tất cả sẽ trải qua khóa huấn luyện quân sự cơ bản, trước khi được đưa tới các đơn vị quân đội.
Cuốn sổ khoảng 20 trang có hình minh họa, cung cấp các biện pháp như tìm nơi trú ẩn ở đâu, dự trữ những loại lương thực gì, các nguồn thông tin nào đáng tin cậy… trong các trường hợp xảy ra chiến tranh, tấn công khủng bố, tin tặc, tai nạn nghiêm trọng hay thảm họa thiên nhiên. Chính phủ Thụy Điển cho biết, nước này “an toàn hơn nhiều nước khác nhưng vẫn tồn tại những mối đe dọa”. Ngoài khuyến cáo công dân Thụy Điển dự trữ thực phẩm đóng hộp, nước đóng chai, chăn, cuốn cẩm nang cũng chỉ dẫn họ cách đảm bảo quản lý nguồn cung cấp nước, thực phẩm, giữ ấm và thông tin liên lạc khi các dịch vụ công cộng bị gián đoạn. Hơn nữa, nội dung còn nêu rõ, tất cả công dân Thụy Điển hay người nước ngoài sống ở nước này đều cần phát huy vai trò của mình trong trường hợp khủng hoảng xảy ra. Cụ thể, tùy thuộc tình trạng sức khỏe, một cá nhân có nghĩa vụ tham gia lực lượng vũ trang hoặc làm việc cho các cơ quan dân sự, cơ quan chính phủ trong trường hợp đất nước bị đe dọa. Cuốn cẩm nang cũng liệt kê mọi thứ, từ tai nạn nghiêm trọng, thời tiết cực đoan và các cuộc tấn công công nghệ thông tin, tới kịch bản xấu nhất là xảy ra chiến tranh. Ngoài ra tài liệu của MSB cũng hướng dẫn cách xử lý thông tin sai lệch, khuyến khích công dân Thụy Điển thẩm định thông tin… Cùng với việc cung cấp thông tin cho người dân, Stockholm cũng tăng cường ngân sách cho quốc phòng. Năm 2017, Thụy Điển thực hiện tập trận quân sự lớn nhất trong một phần tư thế kỷ, đồng thời với việc yêu cầu công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và công bố kế hoạch chung với Đan Mạch nhằm chống lại nguy cơ tấn công mạng và làm giả tin tức.
Là quốc gia không có xung đột vũ trang từ hơn 2 thế kỷ qua, không là thành viên của NATO nhưng Thụy Điển lại ký đối tác hòa bình năm 1994 nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự giữa NATO với các nước không phải là thành viên. Chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc tại Thụy Điển cũng được khôi phục từ đầu năm nay. Chính phủ Thụy Điển cho biết, động thái này nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho quân đội trước các mối đe dọa an ninh đang gia tăng tại châu Âu vì “môi trường an ninh ở châu Âu và khu vực tiếp giáp với Thụy Điển đã xấu đi, trong khi binh lính tình nguyện không cung cấp đủ nhân lực có trình độ cho quân đội”. Sau khi khôi phục chế độ này, Stockholm dự kiến tuyển khoảng 4.000 tân binh/năm trong giai đoạn 2018-2019. Tất cả sẽ trải qua khóa huấn luyện quân sự cơ bản, trước khi được đưa tới các đơn vị quân đội.