Phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học ở thượng lưu sông Ba

(SGGP).- Sau 2 tháng khảo sát và điều tra thực địa tại vùng Đông Gia Lai, các chuyên gia của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện mới 24 di chỉ khảo cổ học thời tiền sử, trong đó nhiều địa điểm phát hiện những hiện vật được nhận định là công cụ được con người thời sơ kỳ đồ đá cũ sử dụng, có niên đại cách nay đến hàng chục vạn năm.

(SGGP).- Sau 2 tháng khảo sát và điều tra thực địa tại vùng Đông Gia Lai, các chuyên gia của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện mới 24 di chỉ khảo cổ học thời tiền sử, trong đó nhiều địa điểm phát hiện những hiện vật được nhận định là công cụ được con người thời sơ kỳ đồ đá cũ sử dụng, có niên đại cách nay đến hàng chục vạn năm.

Theo đó, các nhà khảo cổ học phát hiện các công cụ cuội được ghè đẽo thô sơ, công cụ rìa lưỡi dọc, mũi nhọn, dao cắt được chế tác bằng nhiều loại đá khác nhau tại các xã Đông, Nghĩa An (huyện Kbang); Tân An (huyện Đăk Pơ); Thành An (thị xã An Khê)… Ngoài ra, đoàn còn phát hiện nhiều di chỉ - xưởng, vừa cư trú vừa gia công chế tác đồ đá, với đặc trưng nổi bật của loại rìu đá có vai, bôn hình răng trâu và gốm thô văn thừng.

Được đánh giá đặc biệt quan trọng trong đợt này là 6 di chỉ đều nằm trên địa bàn thị xã An Khê, gồm các điểm Gò Đá, Rộc Tưng, Rộc Hương, Rộc Giáo, Rộc Lớn. Các di chỉ này có đặc điểm chung về công cụ đá, với loại hình công cụ cuội ghè đẽo thô sơ, kích thước rất lớn, đặc biệt là những mũi nhọn, công cụ rìu tay, dao cắt, mảnh tước lớn. Những công cụ này khác và cổ hơn rất nhiều so với các di chỉ đã biết ở Việt Nam.

ĐỨC TRUNG

Tin cùng chuyên mục