Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, ông được chẩn đoán mắc bệnh trĩ nội độ 3, có biến chứng thiếu máu và được chỉ định phẫu thuật Longo. Đây là phương pháp sử dụng một máy khâu bấm đưa vào trong hậu môn để cắt một vòng niêm mạc và dưới niêm mạc ngay bên trên đỉnh các búi trĩ để triệt nguồn cung cấp máu, cắt một phần các búi trĩ nội, đồng thời cố định các đệm trĩ còn lại vào trong ống hậu môn. Sau phẫu thuật, người bệnh ít đau, không còn đi tiêu ra máu. Gần 1 tuần sau, người bệnh xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.
PGS-TS Nguyễn Trung Tín, Trưởng khoa Hậu môn trực tràng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết, người bị tiêu chảy hoặc táo bón lâu ngày, người hay ngồi hoặc đứng lâu (như nhân viên văn phòng, bác sĩ phẫu thuật, tài xế lái xe đường dài), phụ nữ mang thai trong các tháng cuối, người thường tham gia các môn thể thao như cử tạ, leo núi, đua xe đạp… là những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Triệu chứng của bệnh thường là đi tiêu ra máu tươi, búi trĩ sa nghẹt gây đau nhiều, người bệnh không thể ngồi hay đi lại được như người bình thường; rỉ dịch, ngứa hậu môn, sa búi trĩ…
Để phòng ngừa bệnh trĩ, người dân cần thực hiện lối sống lành mạnh, tránh các hoạt động gây tăng áp lực ổ bụng kéo dài như ngồi lâu, đứng lâu. Nên hoạt động thể lực thường xuyên và duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước để tránh táo bón…
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Sáng nay 7-3, Kiên Giang có 2 ca mắc mới Covid-19
-
Đưa đi cách ly 35 người Trung Quốc nghi nhập cảnh trái phép, phong tỏa một khách sạn tại quận 1 (TPHCM)
-
Chiều 6-3, thêm 6 ca mắc Covid-19 mới, 159 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
-
Hơn 900 nhân viên y tế TPHCM được tiêm vaccine ngừa Covid-19 đợt đầu
-
Tăng ''sốc'' giá dịch vụ khám chữa, Bệnh viện Bạch Mai bị Bộ Y tế nhắc nhở
-
Đối tượng nào ở Hải Dương, Hà Nội và TPHCM được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19?
-
Vaccine Covid-19 đã sẵn sàng
-
Sáng nay 6-3, có 7 ca mắc mới Covid-19 tại Hải Dương và Thái Nguyên
-
Thêm 6 ca mắc mới Covid-19
-
TPHCM có thêm hơn 800 cán bộ y tế