Triển lãm đã giới thiệu nhiều ấn phẩm bao gồm: tư liệu bản đồ, văn bản, hình ảnh về chủ quyền biển đảo của Việt Nam được thu thập trong nước và các nước trên thế giới, như châu bản triều Nguyễn, thư tịch cổ, văn bản Hán Nôm... Cung cấp những thông tin, chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền pháp lý của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đồng thời, giúp bạn bè quốc tế hiểu được sự thật lịch sử, hiểu được ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo Tổ quốc.


Triển lãm lần này càng có ý nghĩa hơn khi giới thiệu về huyện miền núi Đakrông qua 25 năm hình thành và phát triển. Từ một huyện khó khăn trong những ngày đầu thành lập, nay đang dần đổi mới, đời sống của người dân ngày càng khởi sắc. Chính quyền địa phương cũng đã nỗ lực để đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh...
Các tin, bài viết khác
-
Ra mắt bộ sách “Học và thực hành STEM đơn giản” dành cho thế hệ Gen Alpha
-
Hai mặt hashtag
-
Trước thềm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, Harnaaz Sandhu, Catriona Gray và Natalie Glebova nói về Top 41
-
Khát vọng hồi sinh của chị Ngân
-
Phim về thảm họa cháy nổ đầu tiên tại Việt Nam
-
Diện mạo văn học thiếu nhi
-
Công bố bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ
-
Hội Sân khấu TPHCM thông tin về việc đổi bảng tên chùa Nghệ sĩ
-
Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền trở lại với “Một ngàn nỗi đau”
-
Biên tập viên Long Vũ là ẩn sổ của Cuộc hẹn cuối tuần mùa 2