Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2025-2030, ngành giáo dục là trọng điểm cần phải ưu tiên chuyển đổi số trước. Để từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng quản lý ngành giáo dục. 4 mục ưu tiên trong chuyển đổi số của ngành là dạy và học trực tuyến; đưa công nghệ vào công tác thanh tra, kiểm tra; xây dựng học liệu số và cơ sở dữ liệu quốc gia toàn ngành.
“Việc ra mắt các nền tảng công nghệ "Make in Vietnam" liên quan đến ngành giáo dục có ý nghĩa quan trọng, không chỉ giúp nâng cao chất lượng dạy và học mà còn góp phần gìn giữ chủ quyền số quốc gia, khi dữ liệu cơ bản nguồn nhân lực của Việt Nam nằm trong nền tảng số "Make in Vietnam". Từ nguồn dữ liệu nhân lực này sẽ góp phần rất lớn phục vụ phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác”, ông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.
Việc tích hợp tất cả nghiệp vụ trên một nền tảng của MISA QLTH giúp các đơn vị quản lý cấp bộ, ngành và nhà trường dễ dàng tổng hợp và xem tất cả các báo cáo chi tiết theo realtime (thời gian thực), hỗ trợ công tác quản lý hiệu quả, minh bạch.
Nền tảng cũng đã kết nối cổng dữ liệu quốc gia của ngành giáo dục và đào tạo, mọi số liệu đều báo cáo liên cấp nhanh chóng và cập nhật trên cổng dữ liệu chung theo đúng tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra.
Việc cung cấp và ứng dụng nền tảng quản lý trường học hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình về trường học số.