Thông tư nêu rõ “Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường bao gồm sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 2-6-2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và yêu cầu quy định tại Điều 4, Điều 5 của thông tư”.
Về yêu cầu đối với các vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình sữa học đường phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng được quy định cụ thể. Nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29-12-2017 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.
Về yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình sữa học đường, thông tư yêu cầu sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải được cơ sở sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12-11-2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Việc ghi nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình được thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14-4-2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 13-5-2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Logo cho sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường.
Thông tư cũng nêu rõ, các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình sữa học đường mà các địa phương đã đấu thầu (tính từ thời điểm mở thầu) cung cấp cho các trường mẫu giáo và tiểu học trước ngày thông tư có hiệu lực được sử dụng cho đến hết số lượng theo hợp đồng đã và sẽ ký hết.
Nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trước ngày thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng nhãn cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm.
Các tin, bài viết khác
-
Kiến thức lịch sử giúp các em hình thành nhân cách, rèn tính cách
-
Sở GD-ĐT TPHCM lý giải nguyên nhân xảy ra thiếu sót tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2021-2022
-
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục: Đề nghị Lịch sử là môn học bắt buộc với khối lượng kiến thức phù hợp
-
SGK mới dùng lại được, chứ không phải dùng một lần rồi phải bỏ
-
Dừng khai báo y tế tại đơn vị đối với cán bộ, giáo viên, học sinh
-
Chạy đua ôn tập cho học sinh lớp 9
-
Giảm tỷ lệ chọi tuyển sinh lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu
-
TPHCM: Khảo sát năng lực tiếng Anh học sinh lớp 11
-
TP Hà Nội dự kiến chi hơn 61 tỷ đồng đào tạo 270 cán bộ thành tiến sĩ, thạc sĩ
-
Tốn hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm do không sử dụng lại sách giáo khoa