Thêm một tiếng nói vì nạn nhân da cam

LTS: Cuối tháng 2 vừa qua, hàng chục ngàn nhà hoạt động xã hội, nạn nhân sống sót trong vụ rò khí độc tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của Công ty Hóa chất Dow Chemical ở Bhopal, Ấn Độ (năm 1984) đã yêu cầu Ủy ban Olympic và Paralympic London 2012 loại Dow Chemical khỏi danh sách nhà tài trợ Olympic. Mới đây, Thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt, ông Len Aldis, đã gửi một bức thư đến các thành viên của ủy ban trên, lên án nhà tài trợ Dow Chemical, công ty đã sản xuất chất độc da cam cho quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam và nay đang phủ nhận mọi tội ác của mình. Ông Len Aldis đã gửi riêng Báo SGGP bức thư này.

LTS: Cuối tháng 2 vừa qua, hàng chục ngàn nhà hoạt động xã hội, nạn nhân sống sót trong vụ rò khí độc tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của Công ty Hóa chất Dow Chemical ở Bhopal, Ấn Độ (năm 1984) đã yêu cầu Ủy ban Olympic và Paralympic London 2012 loại Dow Chemical khỏi danh sách nhà tài trợ Olympic. Mới đây, Thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt, ông Len Aldis, đã gửi một bức thư đến các thành viên của ủy ban trên, lên án nhà tài trợ Dow Chemical, công ty đã sản xuất chất độc da cam cho quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam và nay đang phủ nhận mọi tội ác của mình. Ông Len Aldis đã gửi riêng Báo SGGP bức thư này.

Chỉ còn vài tháng nữa, 336 tấm biển quảng cáo lớn cho một công ty chịu trách nhiệm về cái chết của hàng trăm ngàn người sẽ bao quanh các sân vận động tổ chức Olympic. Đó là Dow Chemical, công ty mà bất kỳ ai cũng biết qua các phiên tòa mới đây xét xử về tội xả hàng tấn chất thải độc hại vào sông, hồ gần các nhà máy của công ty này ở Mỹ.

Ngoài ra, Dow Chemical còn được quốc tế quan tâm qua các vụ kiện của các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ, những người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Nhưng tôi xin được nhắc các vị (thành viên ủy ban tổ chức) rằng tội ác lớn nhất của Dow Chemical và 35 công ty hóa học khác (đứng đầu bởi Monsanto) là sản xuất chất độc da cam tàn phá miền Nam Việt Nam trong thời gian 10 năm. Vâng! Quân đội Mỹ đã rải 80 triệu lít hóa chất giết người lên các khu rừng, đồng ruộng, làng mạc, người dân từ tháng 8-1961 đến năm 1971. Hàng ngàn người chết, trong đó không ít bào thai đã chết lưu.

Hậu quả ghê rợn của chất độc da cam vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thế hệ thứ 4 của người Việt Nam khi không ít trẻ em sinh ra với dị tật trên cơ thể. Những tổn thương các em phải chịu đựng được truyền từ ông bà, cha mẹ của các em, những người mang trong mình chất độc da cam.

“Di sản” mà Dow Chemical và các công ty hóa chất khác để lại cho Việt Nam là 4 triệu người bị ảnh hưởng. Kể từ năm 1989, lần đầu tiên đến Việt Nam, tôi đã chứng kiến rất nhiều những thảm kịch mang tên chất độc da cam. Những trẻ sơ sinh không có chân tay; kích thước của đầu to gấp 4 lần bình thường, não bộ bị chết dần chết mòn… đều là nạn nhân của chất độc da cam. Tôi đã gặp gỡ những thanh niên không có chân tay, cả cuộc đời họ phải nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn. Họ không thể tự chăm lo cho bản thân mình.

Ở Đồng Nai, tôi đã gặp một người mẹ với 2 cô con gái không thể đi lại, không thể nói. Một cô năm nay 42 tuổi, cô còn lại 36 tuổi. Trong hơn 40 năm qua, người mẹ đã chăm sóc các con mình. Tôi đau xót tự hỏi rằng đến khi bà mẹ già đó qua đời, ai sẽ là người chăm lo cho 2 người con gái? Thật sự đau lòng và phẫn nộ khi chiến tranh đã kết thúc mà hậu quả để lại bởi chất độc da cam quá tàn khốc cho người Việt Nam.

Đó là những gì mà Dow Chemical đã làm với người dân Việt Nam. Dường như mỗi người trong các vị đang rất ủng hộ việc để Dow Chemical là nhà tài trợ của Olympic và Paralympic, sự kiện thể thao của hành tinh vào ngày 27-7 tới tại London. Các vị đang làm một công việc mà rất nhiều các quốc gia, tổ chức trên thế giới phản đối mạnh mẽ. Thật đáng hổ thẹn! 

LEN ALDIS

ĐỖ VĂN (dịch)

Tin cùng chuyên mục