Đây là một trong 3 cuộc tổng điều tra thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định, được tiến hành 5 năm/lần và là lần thứ 5 ở nước ta.
Chỉ 64.607 doanh nghiệp có lãi, chiếm 37,81%
Mục tiêu tổng điều tra 2017 nhằm thu thập những số liệu cơ bản về số lượng và lao động, kết quả hoạt động của các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp, tôn giáo, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và một số thông tin chuyên sâu khác, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ và các cấp hành chính.
Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy, toàn TPHCM hiện có 633.637 đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (chưa bao gồm 13.076 cơ sở, chi nhánh và văn phòng trực thuộc doanh nghiệp), tăng 26,99% so với năm 2011, tương đương tăng 134.421 đơn vị và bình quân hàng năm tăng khoảng 4,90%. Tổng số lao động trong các đơn vị gần 4,1 triệu người, tăng 19,04% so với năm 2011, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,55%. Tốc độ phát triển các cơ sở kinh tế tăng cao hơn so với các đơn vị hành chính sự nghiệp, với mức tăng là 26,99% về số cơ sở và 10,04% về số lao động so với năm 2011.
Cụ thể, đối với khối doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), tính đến ngày 31-12-2016, toàn TP có 172.979 DN, HTX (gọi chung là DN), tăng 61,86%, tương ứng 66.089 DN so với năm 2011. Trong đó, loại hình DN ngoài nhà nước luôn có bước phát triển vượt bậc so với các loại hình còn lại, đạt 65,35%, chiếm 97,36% trong tổng số DN toàn TP. Tổng nguồn vốn của khối DN này tăng 2,11 lần, tương ứng 3.262.149 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu tăng 3,23 lần, chỉ tiêu doanh thu thuần gấp 1,56 lần so năm 2011. Đây cũng là khu vực tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động.
Số liệu điều tra cũng chỉ ra, mặc dù số lượng DN phát triển nhanh nhưng quy mô DN thì chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ. Xét về hiệu quả thông qua chỉ tiêu lợi nhuận còn khá hạn chế. Trong tổng số 171.655 DN đang hoạt động, chỉ có 64.607 DN hoạt động có lãi, chiếm 37,81%; 96.936 DN bị thua lỗ, chiếm 56,49%; số còn lại kinh doanh hòa vốn. Tỷ lệ các DN thua lỗ sau 5 năm có xu hướng tăng lên, đặc biệt là DN ngoài nhà nước đã tăng 2,87%, số DN có lãi lại giảm từ 43,30% năm 2011 xuống còn 37,41% năm 2016. Tương tự, với DN nhà nước, tỷ lệ DN sản xuất kinh doanh có lãi là 81,79%, giảm 0,71%, tỷ lệ DN bị thua lỗ từ 16,6% năm 2011 tăng lên 17,65% năm 2016.
Nguồn tư liệu quý giá
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm đánh giá cao nỗ lực của ngành thống kê cùng đội ngũ 3.600 điều tra viên, đã tập trung triển khai để đưa ra kết quả ban đầu tương đối chính xác trong thời gian nhanh nhất. Qua phân tích một số chỉ tiêu chung và các chỉ tiêu chủ yếu của khối kinh tế từ cuộc tổng điều tra, cho thấy bức tranh phản ánh khá toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội và sự phân bổ các cơ sở kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp tại TPHCM. Việc khuyến khích thúc đẩy khu vực sản xuất, kinh doanh là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở vật chất nguồn lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội song hành. Đối với khu vực hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, hiệp hội và các tổ chức tôn giáo, cần được nghiên cứu sắp xếp hợp lý. Đặc biệt, kết quả từ cuộc tổng điều tra sẽ là nguồn tư liệu quý giá để lãnh đạo TPHCM xây dựng, hoạch định các chính sách về kinh tế, xã hội và các chính sách khác của TP nhằm khuyến khích, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ, khoa học tiên tiến trong tất cả các ngành kinh tế và đơn vị hành chính sự nghiệp.
Để hoàn thiện kết quả cuộc tổng điều tra, Phó Chủ tịch Thường trực Lê Thanh Liêm đã giao phần việc cụ thể cho các sở, ngành chức năng. Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế TPHCM, Cục Thống kê phối hợp, tiếp tục rà soát lại số lượng các DN đăng ký thành lập so với số các DN đang hoạt động thực tế để đưa ra con số chính xác nhất. Trên thực tế, số lượng các DN đăng ký hiện lên tới gần 300.000 DN, trong khi số liệu điều tra thực tế là 172.979 DN, có sự chênh lệch rất lớn. Theo đó, Cục Thuế chỉ đạo các chi cục tiếp tục rà soát lại các DN đã đăng ký trên từng địa bàn, đồng thời có kế hoạch hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương và Sở Tài chính phân tích, bóc tách kết quả cụ thể trong từng lĩnh vực, chuyên ngành, nhằm tạo sự đa dạng về số liệu của các chỉ tiêu trong kết quả của tổng điều tra năm 2017. Cục Thống kê có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ số liệu để phân tích, đối chiếu nhằm hoàn chỉnh việc biên soạn kết quả cuộc tổng điều tra năm 2017 trên địa bàn TPHCM, báo cáo lên Tổng cục Thống kê trong thời gian sớm nhất.
Đối với các quận, huyện và DN chưa thực hiện tốt việc điều tra, có phát phiếu nhưng không phản hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Lê Thanh Liêm đề nghị ngành thống kê đề xuất hình thức xử lý thật nghiêm theo Luật Thống kê.
Mục tiêu tổng điều tra 2017 nhằm thu thập những số liệu cơ bản về số lượng và lao động, kết quả hoạt động của các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp, tôn giáo, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và một số thông tin chuyên sâu khác, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ và các cấp hành chính.
Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy, toàn TPHCM hiện có 633.637 đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (chưa bao gồm 13.076 cơ sở, chi nhánh và văn phòng trực thuộc doanh nghiệp), tăng 26,99% so với năm 2011, tương đương tăng 134.421 đơn vị và bình quân hàng năm tăng khoảng 4,90%. Tổng số lao động trong các đơn vị gần 4,1 triệu người, tăng 19,04% so với năm 2011, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,55%. Tốc độ phát triển các cơ sở kinh tế tăng cao hơn so với các đơn vị hành chính sự nghiệp, với mức tăng là 26,99% về số cơ sở và 10,04% về số lao động so với năm 2011.
Cụ thể, đối với khối doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), tính đến ngày 31-12-2016, toàn TP có 172.979 DN, HTX (gọi chung là DN), tăng 61,86%, tương ứng 66.089 DN so với năm 2011. Trong đó, loại hình DN ngoài nhà nước luôn có bước phát triển vượt bậc so với các loại hình còn lại, đạt 65,35%, chiếm 97,36% trong tổng số DN toàn TP. Tổng nguồn vốn của khối DN này tăng 2,11 lần, tương ứng 3.262.149 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu tăng 3,23 lần, chỉ tiêu doanh thu thuần gấp 1,56 lần so năm 2011. Đây cũng là khu vực tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động.
Số liệu điều tra cũng chỉ ra, mặc dù số lượng DN phát triển nhanh nhưng quy mô DN thì chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ. Xét về hiệu quả thông qua chỉ tiêu lợi nhuận còn khá hạn chế. Trong tổng số 171.655 DN đang hoạt động, chỉ có 64.607 DN hoạt động có lãi, chiếm 37,81%; 96.936 DN bị thua lỗ, chiếm 56,49%; số còn lại kinh doanh hòa vốn. Tỷ lệ các DN thua lỗ sau 5 năm có xu hướng tăng lên, đặc biệt là DN ngoài nhà nước đã tăng 2,87%, số DN có lãi lại giảm từ 43,30% năm 2011 xuống còn 37,41% năm 2016. Tương tự, với DN nhà nước, tỷ lệ DN sản xuất kinh doanh có lãi là 81,79%, giảm 0,71%, tỷ lệ DN bị thua lỗ từ 16,6% năm 2011 tăng lên 17,65% năm 2016.
Nguồn tư liệu quý giá
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm đánh giá cao nỗ lực của ngành thống kê cùng đội ngũ 3.600 điều tra viên, đã tập trung triển khai để đưa ra kết quả ban đầu tương đối chính xác trong thời gian nhanh nhất. Qua phân tích một số chỉ tiêu chung và các chỉ tiêu chủ yếu của khối kinh tế từ cuộc tổng điều tra, cho thấy bức tranh phản ánh khá toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội và sự phân bổ các cơ sở kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp tại TPHCM. Việc khuyến khích thúc đẩy khu vực sản xuất, kinh doanh là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở vật chất nguồn lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội song hành. Đối với khu vực hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, hiệp hội và các tổ chức tôn giáo, cần được nghiên cứu sắp xếp hợp lý. Đặc biệt, kết quả từ cuộc tổng điều tra sẽ là nguồn tư liệu quý giá để lãnh đạo TPHCM xây dựng, hoạch định các chính sách về kinh tế, xã hội và các chính sách khác của TP nhằm khuyến khích, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ, khoa học tiên tiến trong tất cả các ngành kinh tế và đơn vị hành chính sự nghiệp.
Để hoàn thiện kết quả cuộc tổng điều tra, Phó Chủ tịch Thường trực Lê Thanh Liêm đã giao phần việc cụ thể cho các sở, ngành chức năng. Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế TPHCM, Cục Thống kê phối hợp, tiếp tục rà soát lại số lượng các DN đăng ký thành lập so với số các DN đang hoạt động thực tế để đưa ra con số chính xác nhất. Trên thực tế, số lượng các DN đăng ký hiện lên tới gần 300.000 DN, trong khi số liệu điều tra thực tế là 172.979 DN, có sự chênh lệch rất lớn. Theo đó, Cục Thuế chỉ đạo các chi cục tiếp tục rà soát lại các DN đã đăng ký trên từng địa bàn, đồng thời có kế hoạch hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương và Sở Tài chính phân tích, bóc tách kết quả cụ thể trong từng lĩnh vực, chuyên ngành, nhằm tạo sự đa dạng về số liệu của các chỉ tiêu trong kết quả của tổng điều tra năm 2017. Cục Thống kê có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ số liệu để phân tích, đối chiếu nhằm hoàn chỉnh việc biên soạn kết quả cuộc tổng điều tra năm 2017 trên địa bàn TPHCM, báo cáo lên Tổng cục Thống kê trong thời gian sớm nhất.
Đối với các quận, huyện và DN chưa thực hiện tốt việc điều tra, có phát phiếu nhưng không phản hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Lê Thanh Liêm đề nghị ngành thống kê đề xuất hình thức xử lý thật nghiêm theo Luật Thống kê.
Dịp này, UBND TPHCM đã trao tặng bằng khen cho 30 tập thể và 52 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức, triển khai và thực hiện chuyên đề “Tổng điều tra kinh tế năm 2017 trên địa bàn TPHCM”, góp phần tích cực trong phong trào thi đua của TP.