Theo đó, trong năm học này, ngành giáo dục phấn đấu đạt mục tiêu 100% trường học lồng ghép kiến thức về an toàn nước vào chương trình dạy học thể dục chính khóa; 100% trường học có giáo viên được tập huấn, trang bị kiến thức bơi an toàn và phòng chống đuối nước cho học sinh, trong đó có 70% trường tiểu học và THCS triển khai chương trình phổ cập bơi an toàn và phòng chống đuối nước cho học sinh.
Ngoài ra, liên Sở GD-ĐT và Sở Văn hóa - Thể thao khuyến khích các đơn vị trường học nâng cao tỷ lệ phối hợp khai thác các công trình hồ bơi.
Để thực hiện mục tiêu trên, trong năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT yêu cầu mỗi trường học phải xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức thực hiện công tác phổ cập bơi an toàn và phòng chống đuối nước cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị; trong đó tập trung thực hiện có hệ thống cho tất cả học sinh bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 và bậc THCS đối với học sinh hai khối 6 và 7.
Bên cạnh đó, phòng GD-ĐT ở 24 quận huyện có trách nhiệm phối hợp với Liên đoàn Thể thao dưới nước TP tổ chức kiểm tra và cấp chứng nhận hoàn thành chương trình “Tiêu chuẩn học đường về bơi lội và an toàn nước” cho học sinh.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Thi tốt nghiệp THPT 2022: Bảo đảm quyền lợi tối đa cho thí sinh nếu có tình huống bất khả kháng
-
Du học nhưng không phải để học
-
50 tỷ đồng cho chương trình Hành động vì một tương lai bền vững
-
Học bổng “Tiếp sức mùa thi” năm 2022
-
Trường Đại học Trà Vinh có tân hiệu trưởng
-
TPHCM: Gần 12.000 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi tuyển sinh lớp 10
-
Phát phiếu khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa từ ngày 7 đến 10-6
-
Sở GD-ĐT TPHCM kiến nghị quy định thống nhất về tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia
-
Tăng học phí song hành hỗ trợ người học
-
Hết dịch, trường đại học gầy dựng lại sàn việc làm cho sinh viên