Trung Quốc: Phi hành gia dân sự đầu tiên lên vũ trụ

Reuters đưa tin sáng 30-5, Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy Trường Chinh-2F từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-16, đưa 3 phi hành gia của nước này lên trạm vũ trụ Thiên Cung.
Ông Gui Haichao (bìa trái), 36 tuổi, đến từ Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh, là phi hành gia dân sự đầu tiên của Trung Quốc bay vào không gian. Ảnh: XINHUA
Ông Gui Haichao (bìa trái), 36 tuổi, đến từ Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh, là phi hành gia dân sự đầu tiên của Trung Quốc bay vào không gian. Ảnh: XINHUA

Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc, nhóm 3 phi hành gia này sẽ tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu kéo dài 6 tháng trên Thiên Cung.

Trong nhóm 3 phi hành gia trên tàu Thần Châu-16, ngoài trưởng đoàn là Thiếu tướng Cảnh Hải Bằng (Jing Haipeng, 56 tuổi) từng 3 lần bay vào vũ trụ, có ông Quế Hải Triều (Gui Haichao, 36 tuổi) - Giáo sư Trường Đại học Beihang và cựu Giáo sư Đại học Quân sự Chu Dương Trụ (Zhu Yangzhu, 36 tuổi). Cả hai là những người được chọn để đào tạo thành phi hành gia thế hệ thứ 3 và đây là những cá nhân dân sự đầu tiên ở Trung Quốc thực hiện chuyến bay vũ trụ.

Trên trạm vũ trụ, ông Quế sẽ là chuyên gia về trọng tải khoa học, còn ông Chu là kỹ sư hàng không vũ trụ.

Đọc nhiều nhất

PlasticRoad ở Hà Lan

Giải pháp thay thế vật liệu xây dựng truyền thống

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, vật liệu xây dựng và hoạt động xây dựng đóng góp gần 40% tổng lượng CO2 mà con người tạo ra mỗi năm. Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường cũng như kiểm soát việc khan hiếm nguồn cung, một số quốc gia trên thế giới nghiên cứu và đưa vào sử dụng những vật liệu xây dựng bền vững hơn.

Hồ sơ - tư liệu

Hệ lụy từ xã hội siêu cạnh tranh

Sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, Bộ Giáo dục nước này đã đưa ra một loạt chính sách mới để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của giáo viên trước nạn bắt nạt từ phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, những chính sách này cũng không đáp ứng được yêu cầu trước đó của giáo viên và xem chừng lợi bất cập hại.

Chuyện đó đây

AI giúp phát hiện sớm gen gây bệnh

Các nhà nghiên cứu tại Công ty DeepMind của Google đã thiết kế hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các gen có khả năng gây bệnh, đồng thời tin rằng, họ đã xác định được 89% các đột biến quan trọng về gen.