![]() |
50% số chỉ tiêu nói trên sẽ dành cho đào tạo tiến sĩ, 25% đào tạo thạc sĩ, 15% đào tạo kỹ sư, cử nhân và còn lại là đi thực tập khoa học. Dự kiến, từ năm 2006 đến năm 2010, Nhà nước dành 260 tỷ đồng để chi cho lưu học sinh đang học tập ở nước ngoài và tuyển mới theo quy mô đào tạo này.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Trần Văn Nhung, giai đoạn tới, Bộ Giáo dục sẽ cải tiến phương thức thi tuyển nhằm tuyển chọn người cử đi đào tạo với chất lượng cao, đồng thời có hỗ trợ cho các cán bộ các khu vực khó khăn, ưu tiên đào tạo nhân lực cho các vùng khó khăn.
Trong 5 năm, từ năm 2000 đến 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tuyển được 2.392 người để đào tạo ở nước ngoài các trình độ sau đại học và đại học. Các thí sinh trúng tuyển được các cơ sở nước ngoài đánh giá cao, một số lưu học sinh được các trường đại học có chất lượng cao ở Mỹ, Anh nhận đào tạo và miễn, giảm học phí, nhiều lưu học sinh được gửi đi học thạc sĩ đạt xuất sắc đã được xét cấp học bổng chuyển tiếp làm tiến sĩ.
Hiện nay đã có trên 500 tiến sĩ, thạc sĩ đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đã về nước. Từ năm 2006 trở đi, mỗi năm sẽ có thêm từ 350 người đến 400 người nữa tốt nghiệp về nước làm việc.
V.Q (TTXVN)
Các tin, bài viết khác
-
Hợp tác toàn diện nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam
-
Tăng cường biện pháp quản lý nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
-
TPHCM: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ chính khóa cho học sinh
-
Hướng mở cho giáo dục nghề nghiệp
-
Bộ GD-ĐT yêu cầu chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo
-
Sẻ chia cùng sinh viên nghèo
-
Sáng kiến bảo vệ hành tinh xanh
-
85 sinh viên được vay gần 4 tỷ đồng, không lãi suất
-
3 trường Đại học Bách khoa ký kết hợp tác
-
Đảm bảo quyền lợi học sinh khi dừng chương trình nước ngoài