Trước yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, phụ nữ sẽ phải phát huy tốt hơn vai trò và làm cho hình ảnh của mình đẹp hơn trong thời kỳ mới.
Chiếm hơn 51% dân số, gần 50% lực lượng lao động xã hội, bằng nghị lực, tài năng, sáng tạo, phụ nữ nước ta đã có nhiều những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển gia đình, cộng đồng, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với tỷ lệ phụ nữ tham chính ngày càng tăng, 26,8% trong Quốc hội khóa XIV, trên 26% trong Hội đồng nhân dân các cấp, cùng với tỷ lệ khá cao trong các cấp ủy Đảng ở nhiệm kỳ này, phụ nữ có điều kiện góp tiếng nói trong hoạch định chính sách, vì phát triển bền vững, vì lợi ích nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ.
Cho dù vươn ra hoạt động xã hội với tất cả sự hăng hái, nhiệt thành, người phụ nữ luôn nâng niu nơi chốn quay về bình yên, hạnh phúc, luôn muốn có nếp nhà ấm êm và dành thời gian chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người. Điều đó rất phù hợp với Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, với mục tiêu xây dựng gia đình thật sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Hiện nay, khi bạo lực có chiều hướng gia tăng, khi trẻ em nước ta được cho rằng đang đứng hạng chót về kỹ năng sống, cận thị học đường tăng, trầm cảm tăng, chết đuối đứng hàng đầu thế giới… đòi hỏi phải có giải pháp khả thi của gia đình, nhà trường, xã hội, trong đó có sự nêu gương của cha mẹ, sự quan tâm chăm lo cho con nhiều hơn, nhất là dạy con về những giá trị sống, kỹ năng sống, về trách nhiệm và tình yêu thương. Cùng với các chính sách, giải pháp sẽ được triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết TW6 về nâng cao chất lượng dân số, về việc cải thiện thể lực, chiều cao của người Việt.
Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước đang đặt ra những yêu cầu mới, theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu tới năm 2020 phải có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, trong đó có 35% doanh nghiệp do nữ làm chủ. Trong bối cảnh thế giới và đất nước có nhiều thay đổi về việc làm, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới, với dự báo tạo ra những tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh của hoạt động kinh tế - xã hội, theo đó những ngành thâm dụng công nghệ sẽ hưởng lợi, những ngành thâm dụng lao động sẽ gặp khó khăn như dệt may, giày dép, việc làm phi nông nghiệp… Lao động nữ và nữ doanh nhân sẽ phải ứng phó một cách linh hoạt, chủ động vượt qua những thách thức và nắm bắt nhanh những cơ hội để tồn tại và phát triển.
Trong quá trình phấn đấu, vươn lên, Hội Liên hiệp Phụ nữ sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng chị em. Hội sẽ tiếp tục đổi mới về phương thức hoạt động, giảm những thủ tục hành chính, triển khai những loại hình tập hợp thông qua các tổ chức, hoạt động, các câu lac bộ, đội nhóm một cách thực chất, giúp chị em nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, tay nghề, cách chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con… Cùng với Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ sẽ phát huy vai trò trong giám sát, phản biện xã hội, góp phần hoàn thiện chính sách, thể chế, nhằm huy động nguổn lực trong dân, trong đó có phụ nữ ngày càng tốt hơn. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, Hội sẽ tiếp tục có những đề xuất, kiến nghị trong việc xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em.
Giờ đây, phụ nữ có nhiều cơ hội để học hành, nâng cao trình độ, tầm nhìn, có điều kiện phát triển chuyên môn, lựa chọn việc làm, thu nhập, tham gia hoạt động xã hội… nhưng áp lực cuộc sống lại nhiều hơn. Trong thực tế, cũng còn những chính sách phải tiếp tục lồng ghép nội dung về bình đẳng giới, vẫn còn những rào cản của xã hội về quan niệm, định kiến trong nhìn nhận, đánh giá, sắp xếp, bố trí cán bộ. Bản thân người phụ nữ cũng còn không ít chị em có mặc cảm tự ti, thiếu ý chí và nghị lực vượt lên thử thách.
Chính vì vậy, các cấp ủy Đảng và chính quyền cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện chính sách pháp luật về bình đẳng giới, tiếp tục nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế, cơ chế và thực hiện tốt hơn chính sách cán bộ nữ… Để vươn lên, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, người phụ nữ sẽ phải phấn đấu để đạt những chuẩn mực phụ nữ trong thời kỳ mới, thời kỳ đòi hỏi năng lực trí tuệ cao, kỹ năng lao động giỏi, nhân cách đạo đức tốt, mạnh mẽ hơn, đối diện và vượt qua áp lực tốt hơn, biết cách cân bằng trong cuộc sống, biết gìn giữ và phát huy đức tính quý giá của người phụ nữ là sự dịu dàng.
Con đường đi đến bình đẳng, thành đạt có sự quan tâm nâng bước của xã hội, gia đình nhưng không ai khác, chính nội lực của người phụ nữ là quan trọng và có ý nghĩa quyết định.
Chiếm hơn 51% dân số, gần 50% lực lượng lao động xã hội, bằng nghị lực, tài năng, sáng tạo, phụ nữ nước ta đã có nhiều những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển gia đình, cộng đồng, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với tỷ lệ phụ nữ tham chính ngày càng tăng, 26,8% trong Quốc hội khóa XIV, trên 26% trong Hội đồng nhân dân các cấp, cùng với tỷ lệ khá cao trong các cấp ủy Đảng ở nhiệm kỳ này, phụ nữ có điều kiện góp tiếng nói trong hoạch định chính sách, vì phát triển bền vững, vì lợi ích nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ.
Cho dù vươn ra hoạt động xã hội với tất cả sự hăng hái, nhiệt thành, người phụ nữ luôn nâng niu nơi chốn quay về bình yên, hạnh phúc, luôn muốn có nếp nhà ấm êm và dành thời gian chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người. Điều đó rất phù hợp với Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, với mục tiêu xây dựng gia đình thật sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Hiện nay, khi bạo lực có chiều hướng gia tăng, khi trẻ em nước ta được cho rằng đang đứng hạng chót về kỹ năng sống, cận thị học đường tăng, trầm cảm tăng, chết đuối đứng hàng đầu thế giới… đòi hỏi phải có giải pháp khả thi của gia đình, nhà trường, xã hội, trong đó có sự nêu gương của cha mẹ, sự quan tâm chăm lo cho con nhiều hơn, nhất là dạy con về những giá trị sống, kỹ năng sống, về trách nhiệm và tình yêu thương. Cùng với các chính sách, giải pháp sẽ được triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết TW6 về nâng cao chất lượng dân số, về việc cải thiện thể lực, chiều cao của người Việt.
Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước đang đặt ra những yêu cầu mới, theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu tới năm 2020 phải có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, trong đó có 35% doanh nghiệp do nữ làm chủ. Trong bối cảnh thế giới và đất nước có nhiều thay đổi về việc làm, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới, với dự báo tạo ra những tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh của hoạt động kinh tế - xã hội, theo đó những ngành thâm dụng công nghệ sẽ hưởng lợi, những ngành thâm dụng lao động sẽ gặp khó khăn như dệt may, giày dép, việc làm phi nông nghiệp… Lao động nữ và nữ doanh nhân sẽ phải ứng phó một cách linh hoạt, chủ động vượt qua những thách thức và nắm bắt nhanh những cơ hội để tồn tại và phát triển.
Trong quá trình phấn đấu, vươn lên, Hội Liên hiệp Phụ nữ sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng chị em. Hội sẽ tiếp tục đổi mới về phương thức hoạt động, giảm những thủ tục hành chính, triển khai những loại hình tập hợp thông qua các tổ chức, hoạt động, các câu lac bộ, đội nhóm một cách thực chất, giúp chị em nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, tay nghề, cách chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con… Cùng với Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ sẽ phát huy vai trò trong giám sát, phản biện xã hội, góp phần hoàn thiện chính sách, thể chế, nhằm huy động nguổn lực trong dân, trong đó có phụ nữ ngày càng tốt hơn. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, Hội sẽ tiếp tục có những đề xuất, kiến nghị trong việc xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em.
Giờ đây, phụ nữ có nhiều cơ hội để học hành, nâng cao trình độ, tầm nhìn, có điều kiện phát triển chuyên môn, lựa chọn việc làm, thu nhập, tham gia hoạt động xã hội… nhưng áp lực cuộc sống lại nhiều hơn. Trong thực tế, cũng còn những chính sách phải tiếp tục lồng ghép nội dung về bình đẳng giới, vẫn còn những rào cản của xã hội về quan niệm, định kiến trong nhìn nhận, đánh giá, sắp xếp, bố trí cán bộ. Bản thân người phụ nữ cũng còn không ít chị em có mặc cảm tự ti, thiếu ý chí và nghị lực vượt lên thử thách.
Chính vì vậy, các cấp ủy Đảng và chính quyền cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện chính sách pháp luật về bình đẳng giới, tiếp tục nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế, cơ chế và thực hiện tốt hơn chính sách cán bộ nữ… Để vươn lên, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, người phụ nữ sẽ phải phấn đấu để đạt những chuẩn mực phụ nữ trong thời kỳ mới, thời kỳ đòi hỏi năng lực trí tuệ cao, kỹ năng lao động giỏi, nhân cách đạo đức tốt, mạnh mẽ hơn, đối diện và vượt qua áp lực tốt hơn, biết cách cân bằng trong cuộc sống, biết gìn giữ và phát huy đức tính quý giá của người phụ nữ là sự dịu dàng.
Con đường đi đến bình đẳng, thành đạt có sự quan tâm nâng bước của xã hội, gia đình nhưng không ai khác, chính nội lực của người phụ nữ là quan trọng và có ý nghĩa quyết định.