Bức tranh kinh tế lạc quan từ đầu năm đến nay đã kích thích nhu cầu sản xuất kinh doanh, buôn bán của các hộ, cá nhân kinh doanh và cả nhu cầu chi tiêu của người dân. Tuy nhiên, khó tiếp cận vốn ngân hàng cũng là nỗi lo của phần lớn tiểu thương, hộ kinh doanh. Nếu không là tổ chức doanh nghiệp, các hộ kinh doanh này thường vay vốn ngân hàng dạng tín chấp, với tư cách cá nhân, phải chứng minh thu nhập.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường 2018 của CommCredit (một thương hiệu chuyên phục vụ tiểu thương, hộ kinh doanh của VPBank), chỉ có 10% nhóm khách hàng này đã từng vay qua ngân hàng, còn lại sẽ tìm đến bạn bè, người thân, chơi “hụi”, thậm chí cả vay nóng, tín dụng đen vì đáp ứng nguồn vốn nhanh, không yêu cầu thủ tục.

Tuy nhiên, với các hộ kinh doanh độc lập, chủ cửa hàng ở các tuyến phố…, việc chứng minh hiệu quả kinh doanh, sổ sách thu chi để vay vốn ngân hàng không đơn giản.
Do đó, một số ngân hàng tiếp tục tiến thêm một bước nữa để thúc đẩy phân khúc cho vay tín chấp với nhóm khách hàng là tiểu thương, hộ kinh doanh này nhằm đảm bảo 3 yếu tố: đơn giản, linh hoạt, an toàn.
Và Commcredit của VPBank là một ví dụ điển hình. CommCredit của VPBank - Tín dụng Tiểu Thương, mô hình tổ chức chuyên biệt cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng tiểu thương, không chỉ ở các sạp chợ truyền thống mà còn hộ kinh doanh, chủ cửa hàng buôn bán trên các tuyến phố…
Các gói sản phẩm của CommCredit không những đa dạng, mà còn được “đo ni đóng giày” phù hợp với từng đặc thù như Vay đa năng góp tháng, Vay Thuế+ dựa trên biên lai thuế, Vay Siêu tốc, Vay thế chấp sạp chợ…
Các tin, bài viết khác
-
Khi ngân hàng lãi “khủng”
-
50 triệu cổ phiếu SCG chính thức chào sàn
-
Sacombank và Bamboo Airways hợp tác toàn diện
-
Hơn 113.000 tài khoản cá nhân trong nước mở mới
-
Nhiều tiện ích khi gửi tiết kiệm online tại ngân hàng
-
Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giữ mức 4,8%/năm
-
DongA Bank ưu đãi miễn phí chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng doanh nghiệp
-
VN-Index tăng gần 12 điểm
-
VN-Index lập đỉnh mới
-
Tín dụng 3 tháng ước đạt 2%