Gọi là bất ngờ bởi Mỹ luôn được xem là một trong các quốc gia có nền văn hóa đọc phát triển của thế giới, nền xuất bản Mỹ luôn nằm trong 8 nền xuất bản lớn nhất. Còn theo một cuộc khảo sát ở Việt Nam, có 26% dân số (không phải chỉ người trưởng thành) không đọc sách, 44% thỉnh thoảng mới đọc sách và số người đọc thường xuyên vào khoảng 30%. Một chi tiết khác cũng được nhắc đến từ những con số thống kê, đó là số người đọc sách giấy đang giảm mạnh trên toàn thế giới. Ngay tại Nhật Bản, quốc gia từng được ghi nhận là có tỷ lệ người đọc sách cao nhất nhì thế giới thì nay cũng sụt giảm đáng kể, riêng với sinh viên con số không đọc đã lên đến hơn 50%.
Thực tế, các con số trên chỉ là thống kê về mặt tổng quát. Giữa Việt Nam và Mỹ có một điểm khác biệt rất lớn. Đó là với những người đọc sách ở Mỹ thì số sách họ đọc rất lớn. Tính trung bình mỗi người Mỹ đọc khoảng 12 cuốn sách/năm. Con số này ở Việt Nam là gần 4 cuốn/năm và đó là đã tính cả sách giáo khoa (dạng sách đặc thù bắt buộc sử dụng). Nếu để qua một bên dạng sách này, số sách người Việt đọc chỉ còn từ 0,8 đến 1,2 cuốn/năm (tính chung mọi dạng sách, từ văn học đến sách kỹ năng…). Với Nhật, tuy lượng người đọc sách giảm nhưng lại ghi nhận một thực tế là Nhật có xu hướng thay đổi phương thức đọc, từ sách giấy qua các thiết bị điện tử. Thay vì cầm cuốn sách, họ chuyển qua cầm các thiết bị đa năng như điện thoại thông minh. Điều này được cho là do sự thuận tiện của các thiết bị này.
Những con số khảo sát trên là một thông tin tham khảo quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam. Nhiều năm qua, một vấn đề mà những người có trách nhiệm trong việc xây dựng văn hóa đọc luôn trăn trở, đó là sự mâu thuẫn giữa việc khuyến khích đọc và định hướng đọc sao cho phù hợp. Thực tế, sau một thời gian dài xúc tiến các hoạt động khuyến khích đọc, nhu cầu đọc sách, đặc biệt là trong giới trẻ đã có dấu hiệu khả quan. Sách cho người trẻ đọc tăng mạnh về doanh số. Người viết trẻ dần có đất sống.
Nhu cầu sách của người trẻ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xuất bản trong nước… Thế nhưng, đọc gì lại trở thành một vấn đề mới chưa có hướng giải quyết. Người trẻ với xu hướng đám đông, thiếu kiến thức về cách đọc sách phù hợp, rất dễ bị cuốn theo kiểu đọc “trào lưu”. Sách nào ồn ào, nhiều thông tin là xúm vào đọc và rồi khi thấy không phù hợp, không hiểu lại nhanh chóng chán nản, buông lơi. Điều này được xem như một lý do quan trọng khiến nhu cầu đọc sách ở giới trẻ trong nước có sự trồi sụt mạnh mẽ, thiếu đi sự phát triển ổn định.
Đầu năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; trong đó, khẳng định quan điểm phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.
Nhiều hoạt động đã được đưa ra, như các đường sách được mở tại TPHCM, Hà Nội, Vũng Tàu…; các hội sách liên tục được tổ chức tại khắp mọi tỉnh thành trên cả nước; các sáng tác, tác giả, giải thưởng sách cũng được quan tâm, chú ý khích lệ hơn. Bên cạnh việc xây dựng thói quen đọc, một hoạt động trọng tâm khác cũng bắt đầu được chú ý đến là phát triển kỹ năng đọc, nhất là cho người trẻ. Nhiều dự án, hoạt động hướng này đã được tổ chức, như “Sách hóa nông thôn”, “Sách ơi mở ra”, “Sách chuyền tay”… giúp phát triển kỹ năng đọc cho người trẻ và xây dựng thói quen đọc sách, cũng bước đầu đem lại hiệu quả n