Bloomberg đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam

Hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ vừa đăng tải bài viết của tác giả Andy Mukherjee đánh giá tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam. Tác giả Mukherjee đưa ra một loạt các dẫn chứng cụ thể lý giải cho những lập luận của mình. 
Dệt may trong nước không còn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Ảnh: CAO THĂNG
Dệt may trong nước không còn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Ảnh: CAO THĂNG
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể với việc hệ thống ngân hàng đang tăng trưởng nhanh chóng trở lại. Thứ hai, chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam đang tiến triển. Cộng thêm vào đó là sự tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gần 12%, lên mức 16 tỷ USD. Hiện nay FDI chiếm 8% GDP (khoảng 203 tỷ USD) giá trị nền kinh tế của Việt Nam.
Trên thị trường tài chính, Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ ước tính hiện nay có 12 mã chứng khoán trên thị trường Việt Nam có giá trị giao dịch 3 triệu USD/ngày, trong khi vào năm 2015, chỉ có 2 mã. Sau cùng, Việt Nam đã gia nhập vào chuỗi cung ứng thiết bị điện tử và điện thoại thông minh ở châu Á.
Mặt hàng xuất khẩu số một hiện nay của Việt Nam không còn là sản phẩm may mặc, giày dép, thủy hải sản, cà phê và hạt điều nữa mà là linh kiện điện thoại thông minh. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đã tăng vọt 29% lên 36,5 tỷ USD trong năm 2017…

Tin cùng chuyên mục