Các trường Đại học ngoài công lập - Nâng chất, lấy lại uy tín

Như Báo SGGP đã phản ánh, năm nay tiếp tục là một năm tuyển sinh hết sức khó khăn của các trường ĐH ngoài công lập (NCL). Mới đây, việc Bộ GD-ĐT công bố chính sách tuyển sinh đặc thù cho trường ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, bị nhiều người cho là một cách để “cứu” các trường NCL ở những khu vực này. Lối ra nào các trường ĐH NCL? Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trao đổi với PV Báo SGGP về vấn đề này.* Phóng viên:
Các trường Đại học ngoài công lập - Nâng chất, lấy lại uy tín

Như Báo SGGP đã phản ánh, năm nay tiếp tục là một năm tuyển sinh hết sức khó khăn của các trường ĐH ngoài công lập (NCL). Mới đây, việc Bộ GD-ĐT công bố chính sách tuyển sinh đặc thù cho trường ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, bị nhiều người cho là một cách để “cứu” các trường NCL ở những khu vực này. Lối ra nào các trường ĐH NCL? Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trao đổi với PV Báo SGGP về vấn đề này.

* Phóng viên:
Thưa ông, hẳn ông nắm rất rõ tình hình tuyển sinh khó khăn của các trường ĐH-CĐ NCL năm nay?

* Ông ĐÀO TRỌNG THI:
Chuyện các trường NCL tuyển sinh khó khăn thì năm nào cũng diễn ra, nhưng năm nay khó khăn hơn một phần là do Bộ GD-ĐT thay đổi quy chế tuyển sinh. Việc cho kéo dài thời gian xét tuyển, gia hạn nhiều đợt… tưởng là tạo điều kiện cho các trường tốp dưới, các trường NCL nhưng thực ra là chỉ có lợi cho các trường tốp trên, tốp giữa, các trường công lập, chứ các trường NCL không được hưởng lợi, thậm chí có hại. Có thể khi đưa ra các thay đổi này, Bộ GD-ĐT chưa cân nhắc kỹ.

Nhưng tôi cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đào tạo của các trường NCL không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Bởi thế, người học sau nhiều năm đổ xô học NCL, nhận thức của họ đã thay đổi. Họ từ chối học các trường ĐH NCL cho dù con em vẫn cần một chỗ học. Họ sẵn sàng cho con em học cao đẳng, trung cấp công lập, học nghề sau đó tìm cách liên thông lên chứ không học ĐH NCL như những năm trước. Tôi cho đó là một tín hiệu tốt, là cảnh báo để các trường NLC chăm lo đến vấn đề chất lượng đào tạo nhằm thu hút người học.

Nhà nước cho phép thành lập các trường ĐH NCL nhưng là để anh cung cấp các dịch vụ giáo dục có chất lượng cho người dân chứ không phải mang đến những dịch vụ, sản phẩm giáo dục yếu kém. Từ thực tế tuyển sinh như hiện nay, các trường NCL phải nghiêm túc nhìn nhận lại hoạt động của mình. Điều này tôi cũng đã nói từ lâu, kiểu làm ăn chụp giựt, trong một thời gian dài lợi dụng sự hiểu biết của người học - khi họ chưa nhận thức đầy đủ về các dịch vụ giáo dục của các trường NCL - đã phải trả giá. Giờ đây, người học đã nhận thức rõ hơn, biết đánh giá, yêu cầu về các chương trình giáo dục có chất lượng cho con em mình, chứ không chỉ là thụ động chấp nhận các dịch vụ giáo dục mà trường cung cấp.

* Theo ông, đâu là hướng ra cho các trường ĐH NCL trong bối cảnh hiện nay?

° Con đường đúng đắn nhất hiện nay là các trường phải chăm lo đến chất lượng đào tạo để lấy lại uy tín đối với người học. Chứ chúng ta không thể yêu cầu người học hoặc khuyên họ học trường này trường kia. Mục đích của Nhà nước khi cho mở các trường NCL là để cung ứng các dịch vụ giáo dục có chất lượng cho người dân, chứ không phải là hình thành nên những trường ĐH kém chất lượng, bị người học quay lưng như vậy. Không phải mở nhà trường ra để nuôi nhà trường. Các trường ĐH NLC bắt buộc phải đối mặt với thực tế này và bắt buộc phải vượt qua.

Còn anh nào không tồn tại được thì phải chấp nhận bị khai tử. Chúng ta không thể bắt nhân dân chấp nhận các dịch vụ giáo dục kém chất lượng để nuôi sống các trường được. Mục đích của xã hội hóa giáo dục, phát triển giáo dục NCL là để phục vụ nhu cầu học tập có chất lượng của nhân dân.

Sinh viên Khoa Công nghệ và Quản lý môi trường Trường Đại học Dân lập Văn Lang TPHCM thực tập trong phòng thí nghiệm. Ảnh: MAI HẢI

Sinh viên Khoa Công nghệ và Quản lý môi trường Trường Đại học Dân lập Văn Lang TPHCM thực tập trong phòng thí nghiệm. Ảnh: MAI HẢI

* Đó là hệ quả dẫn đến việc hàng loạt địa phương từ chối tuyển dụng hệ dân lập trong thời gian qua?

* Địa phương từ chối tuyển dụng là một việc khác. Đó là họ từ chối những con người cụ thể. Còn về mặt nguyên tắc, anh phải kiểm tra trình độ của những người tuyển dụng, không phân biệt tốt nghiệp hệ nào, vì không phải ai học dân lập cũng kém. Nhưng đó cũng là một cảnh báo đối với các trường NCL khi cung ứng các dịch vụ kém chất lượng.

* Chúng ta thử đặt vấn đề: Nhà nước chủ trương xã hội hóa giáo dục, trong đó có giáo dục ĐH. Nhưng nếu tình hình của các trường ĐH NCL như hiện nay cứ kéo dài mãi, thì chủ trương đó sẽ phá sản?

* Không phải. Sẽ có nhiều trường ĐH NCL nhận thức ra vấn đề để chăm lo đến chất lượng đào tạo, khi đó họ sẽ đứng vững được. Đó sẽ là một cuộc sàng lọc mang tính tích cực. Và chúng ta đang cần điều đó. Tôi chỉ tiếc một điều, lẽ ra các trường NCL phải nhìn ra điều này từ trước, chứ không nên để rơi vào tình cảnh khốn cùng như hiện nay thì mới tính đến chuyện cải thiện chất lượng đào tạo. Nếu anh nhìn xa hơn, chăm lo chất lượng từ 5-7 năm về trước thì có lẽ giờ tình hình đã khác. Cũng đã có những trường NCL nhìn thấy điều này và họ đã có chỗ đứng vững, thậm chí có trường đặt mục tiêu đạt tiêu chuẩn quốc tế.

*  Số trường ĐH NCL được xã hội thừa nhận không nhiều. Vậy số đông còn lại thì sao, theo ông thì Nhà nước phải “cứu” họ, hay để tự họ sinh tồn?

* Họ phải tự thay đổi, như một sự tái cơ cấu. Từng trường họ sẽ phải tự suy nghĩ, tìm ra hướng đi cho mình. Không ai có thể nghĩ hộ họ chuyện đó.

* Xin cảm ơn ông!

PHAN THẢO

Tin cùng chuyên mục