Ngày 13-3, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) đã ban hành kế hoạch triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2023 với chủ đề “Bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới”, diễn ra từ ngày 15-4 tới 15-5.
Trước nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc có xu hướng gia tăng, các lực lượng chức năng đang siết chặt kiểm tra, kiểm soát thị trường. Cùng với đó, các doanh nghiệp phân phối, nhà bán lẻ cũng chủ động quản lý chặt đầu vào, nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Ngày 4-2, Đội Đặc nhiệm Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý 1,7 tấn nội tạng bốc mùi hôi thối.
Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM và Sở Công Thương TPHCM phải làm việc với chính quyền các địa phương để giải quyết dứt điểm chợ tự phát lấn át chợ đầu mối, gây ảnh hưởng rất lớn về vấn đề an toàn thực phẩm, an ninh trật tự và nguồn thu thuế của Nhà nước.
Để góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là cao điểm Tết Nguyên đán sắp đến, các chợ đầu mối tại TPHCM đang phối hợp cùng cơ quan chức năng siết chặt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là đối với các sản phẩm tươi sống.
Các điểm bán tự phát ăn theo chợ gây nên nhiều hệ lụy liên quan đến an ninh trật tự, gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tạo nên sự cạnh tranh không công bằng đối với các tiểu thương trong chợ.
Sau hai ngày khai trương, phố ẩm thực đường Nguyễn Thượng Hiền, đoạn từ đường Điện Biên Phủ đến đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TPHCM), đã thu hút sự tham gia của người dân, du khách gần xa. Tuy vậy, quá trình đưa vào khai thác vẫn còn một vài “điểm trừ” cần khắc phục.
Thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán là dịp “cao điểm” của các hoạt động cưới hỏi, tổng kết, liên hoan tất niên... Đi cùng với những bữa tiệc liên miên là số lượng rượu bia tiêu thụ tăng cao, và kèm theo đó là nguy cơ gia tăng số vụ ngộ độc do sử dụng rượu kém chất lượng.
Dự báo sức mua trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2023 sẽ tăng cao nên các sở, ngành và doanh nghiệp tại TPHCM đang nỗ lực tăng nguồn hàng, đồng thời cam kết giữ giá ổn định. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chặt đầu vào của hàng hóa, nhất là thực phẩm cũng được rốt ráo triển khai nhằm giúp người tiêu dùng yên tâm mua sắm tết.
Ngày 17-12, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế có cảnh báo về một số thực phẩm hỗ trợ giảm cân, hỗ trợ yếu sinh lý có chứa chất cấm nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.
Ngày 9-12, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM cho biết, vừa ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa lễ hội Xuân 2023.
Cứ đến cuối năm, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) lại trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, bởi đây là thời điểm lượng thực phẩm tiêu thụ tăng đột biến. Đây cũng là lúc thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
Đại diện Bộ Công thương cho biết chỉ có 25% thực phẩm được cung cấp qua siêu thị để tới tay người tiêu dùng, còn 70% vẫn đang qua chợ truyền thống và thường không kiểm soát được yêu cầu an toàn thực phẩm. Do đó, trong tháng 12 này, Bộ Công thương sẽ trình dự thảo nghị định về việc nâng cấp các chợ truyền thống để phù hợp với các tiêu chí về an toàn thực phẩm.
Trưa 6-12, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản khẩn gửi trưởng phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và 21 quận, huyện, hiệu trưởng các trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc về việc tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
Chiều 24-11, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và phục hồi kinh tế TPHCM họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố. Đồng chí Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, chủ trì buổi họp báo.
Ngày 16-11, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an Hà Tĩnh vừa phát hiện, thu giữ hơn 950kg mỡ động vật không rõ xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã Phú Lộc, huyện Can Lộc.
Ngày 15-11, Đội 5, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC05), Công an TPHCM cho biết, đang củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định pháp luật về hành vi “Kinh doanh hàng hóa nhập lậu là thực phẩm” với Công ty T.N ở quận 8.
Trước sức ép từ quy định mới về an toàn thực phẩm của các chính phủ, nhiều công ty thực phẩm tại châu Á đang hướng đến sử dụng nguyên liệu tạo màu tự nhiên như là một tiêu chuẩn bắt buộc, thay vì chỉ là một xu hướng như trước đây.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm.
Hiện Bộ Công thương đã được Chính phủ giao cùng các bộ sửa nghị định về đầu tư và phát triển chợ, trong đó có việc chuyển đổi quyền khai thác tài sản công ở các chợ truyền thống. Trong tổng số 8.549 chợ truyền thống hiện có hơn 8.000 chợ là tài sản công thuộc quản lý của nhà nước.