Từ đó cho phép tổ chức phi lợi nhuận này có thể tiến hành khảo sát nhiều vùng lãnh thổ hơn với ít tài nguyên hơn, giúp giảm chi phí hoạt động và tăng thêm nguồn quỹ bảo tồn để bảo vệ hiện trạng đa dạng sinh học của Indonesia.
Theo WWF-Indonesia, quần thể đười ươi đã giảm hơn 50% trong 60 năm qua và môi trường sống của các loài đã giảm ít nhất 55% trong vòng 20 năm qua. Từ nhiều năm qua, WWF-Indonesia đã đánh giá tình trạng sức khỏe của quần thể đười ươi và bảo tồn môi trường sống rộng 568.700ha của chúng tại Vườn quốc gia Sebangau ở miền Trung Kalimantan, Indonesia.
Trước đây, để thực hiện đánh giá, các chuyên gia và tình nguyện viên bản địa phải đi thực địa hàng ngày để tìm đười ươi, chụp ảnh chúng, tải hình ảnh xuống máy tính tại chỗ và truyền dữ liệu về thành phố để chuyên gia WWF-Indonesia phân tích. Quá trình thủ công này khiến các chuyên gia WWF-Indonesia phải mất 3 ngày để phân tích hàng ngàn tấm hình khác nhau, một quá trình có thể dễ mắc lỗi do khối lượng dữ liệu quá lớn.
Nhờ sử dụng AI, giờ đây WWF-Indonesia sẽ tự động thu thập hình ảnh từ điện thoại di động và camera cảm biến chuyển động tại cơ sở hiện trường và tải lên đám mây điện toán để phân tích.
WWF-Indonesia đã giảm thời gian phân tích từ tối đa 3 ngày xuống dưới 10 phút. Độ chính xác và tính đặc thù của dữ liệu nhờ đó cũng tăng lên, bao gồm các số đo như tỷ lệ giới tính và tuổi tác, đánh giá khả năng tồn tại của quần thể, nhanh chóng xác định được các cá thể đang mang thai, ốm hoặc bị thương tích cần điều trị ngay.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Hai nghệ sĩ Việt Nam bị bắt tại Tây Ban Nha vì cáo buộc hiếp dâm
-
Canada gia hạn các biện pháp phòng chống Covid-19 ở biên giới
-
Thách thức kỹ thuật số
-
Hàn Quốc tăng 5% mức lương tối thiểu
-
Iran bắt giữ tướng bị cáo buộc làm gián điệp cho Israel
-
Ấn Độ siết chặt lệnh cấm đồ nhựa sử dụng một lần
-
Đảm bảo an ninh lương thực bằng công nghệ ở Algeria
-
Mỹ tiêm ngừa đậu mùa khỉ quy mô lớn
-
WB tăng gấp đôi tài trợ cho giáo dục ở Tây và Trung Phi
-
Nỗ lực làm “tan băng” quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc